“Đối với những Nhà quản lý như vậy, công việc là vô tận. Và
đương nhiên, nếu công việc là vô tận và luôn bám dính họ thì họ
luôn thấy có việc để làm và luôn làm với trạng thái căng thẳng, bực
dọc, đôi khi cáu giận vô lý. Anh có phải là một Nhà quản lý như thế
không? Anh có thấy chính bản thân mình chìm vào công việc triền
miên của một Nhà chuyên môn và tin rằng không ai có thể làm tốt
như anh? Khi làm việc này, anh có nhận thấy cái giá anh đang phải
trả khi tiếp tục giữ vai trò của một Nhà chuyên môn dù anh đã lựa
chọn từ bỏ nó? Rõ ràng, những gì anh thấy về mình không phải là
sự thực hiện – không đem lại sự tiến bộ, mà đơn thuần chỉ là làm
việc. Đục đá, đục đá và đục đá. Nhưng cái gì là của Chúa? Cái gì là của
nhà thờ? Hay cái gì là của chiến lược xây nhà thờ? Bài học cần rút
ra đối với một “thợ học nghề”, “thợ lành nghề”, “thợ bậc thầy”. Và
cuối cùng, thế nào được gọi là lành nghề?”
“Trong hầu hết các tổ chức, những câu hỏi như vậy không được
đặt ra nếu có được đặt ra thì cũng ngay lập tức bị lãng quên.”
“Ở hầu hết các tổ chức, không có Chúa, không có nhà thờ, không
có mục đích cao cả hơn. Chỉ có sự tồn tại, và niềm đam mê của Chủ
doanh nghiệp – một nhu cầu quá mức (như chúng ta đã nói) trở
thành chủ đề thông tin truyền đạt khắp tổ chức.”
“Mọi Nhà quản lý đọc cuốn sách này đều biết, những tổ chức
như vậy có thể lâm vào tình trạng sống dở chết dở. Nhưng không
phải lúc nào cũng thế. Những tổ chức như vậy cũng có thể tạo ra sức
sống khi tình hình tiến triển tốt đẹp. Trong những tổ chức như
vậy, tham vọng, nỗi sợ tràn lan khắp mọi nơi. Trong những tổ chức
như vậy, lòng say mê là một cái gì rất to tát, một nguyên tắc sống
còn, là thước đo sự tận tâm của con người. Trong những tổ chức như
vậy, Nhà quản lý có vai trò như các Nhà chuyên môn. Việc quản lý chỉ
là một giai đoạn tạm thời, chứ không phải là một sự cam kết lâu dài.
Trong những tổ chức như vậy, anh có thể mang chức danh Nhà quản