“Schumacher gọi đây là khả năng tự nhận thức. Không một loài
động vật nào khác có được khả năng hiếm có này. Tuy nhiên, rất ít
người trong chúng ta thực sự sử dụng đến khả năng này. Thay vào
đó, chúng ta chọn vô thức, suy nghĩ theo lối chủ nghĩa thực dụng.”
Jack hỏi, “Làm thế nào chúng ta thực hiện được điều đó? Làm
thế nào chúng ta xây dựng được trạng thái tự nhận thức về cuộc
sống và công việc của chúng ta? Ý tôi là khi ông thực sự nghĩ về
điều này, thì Mục đích chính của người quản lý chính là bức tranh
về cuộc sống của anh ta như anh ta mong muốn. Đó chính là mục
đích, là ý nghĩa của anh ta về cuộc sống. Điều này nghe có vẻ rất
hay nhưng có cái gì đó sáo rỗng.”
“Khi lần đầu tiên ông nói với tôi là nhận thức được Mục đích
chính rất quan trọng với những nhà quản lý hay bất kỳ ai, tôi đã tự
nhủ: “Ai chả biết. Đó chính là điều tôi vẫn thường làm. Khi đi học,
không lẽ tôi lại không biết mình muốn trở thành một người như
thế nào sau khi tốt nghiệp? Sau khi tốt nghiệp, không lẽ tôi không
biết mình muốn làm gì và làm ở đâu, muốn kiếm được bao nhiêu
tiền? Khi bắt đầu nghĩ đến chuyện hôn nhân, không lẽ tôi không
có ý niệm gì về việc vợ tôi sẽ như thế nào,…?”
“Như vậy, lúc đầu câu hỏi về Mục đích chính của Nhà quản lý
hiệu quả khá rõ ràng với tôi. Nhưng bây giờ, cứ mỗi lần tôi muốn
tổng kết cuộc sống của mình với tư cách là Nhà quản lý, tôi lại thấy
bế tắc. Như thể có điều gì đó đang cản trở tôi, như thể đó là bức
tường được dựng lên ngăn cách tôi với mọi người. Sự khác biệt giữa
việc tạo ra những mục đích bên ngoài với việc thúc đẩy tự nhận thức
bên trong là một trong những điều khó khăn nhất tôi từng phải
đối mặt trong sự nghiệp.”
Tôi nhận ra rằng, để Jack có thể đánh giá được đầy đủ sự khác
biệt giữa hai cách nghĩ về Mục đích chính của con người, anh phải