ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ VĂN - Trang 11

Thiếu hàm dưỡng, không có một tác phẩm nào trường cửu được. Càng

được hoài bão lâu ngày, đứa con tinh thần của ta mới được khỏe mạnh và
cứng cáp.

Tôi có quen một nhà văn trẻ tuổi mà tài hoa, viết truyện ngắn rất hay. Tôi

hỏi anh đã làm cách nào viết được mau lẹ và hay như thế. Anh bảo: “Tuy
tôi chỉ viết trong vài giờ, nhưng sự thật tôi đã ôm ấp nó lâu ngày. Phần
nhiều những truyện mà tôi vừa ý nhất, lại là những truyện mà tôi ôm ấp lâu
ngày nhất...”.

VIII.

Nhà văn lại cũng cần biết hạn chế lấy mình. Bất cứ một bài văn nào cũng

phải có một ý chính làm “cốt tủy”. Thiếu nó, không có một cái gì trong văn
nghệ mà đứng vững được.

Nhắm vào điểm chính yếu, nhà văn cần phải tiết kiệm các chi tiết và nhất

định sa thải tất cả những gì không ăn vào đề.

Khổng Tử nói: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi.” (Đạo của ta trước sau chỉ có

một lý, mà thông suốt cả mọi việc).

Cái “một” đó là căn bản của tất cả nghệ thuật và tư tưởng. Một học

thuyết, một tác phẩm, một bài văn hoặc một bức họa... đều phải có một
điểm chính nào dùng làm trụ cột.

Thiếu nó là thiếu cái hồn của nó vậy. Một bức danh họa bao giờ cũng gợi

cho ta một cảm tưởng gì. Cảm tưởng ấy mạnh hay yếu cũng nhờ nơi sự
khéo lựa chọn một cách cẩn thận cân nhắc những chi tiết vừa đủ để gây cho
ta cái cảm giác ấy. Nếu trái lại, họa sĩ phung phí những chi tiết quá vụn vặt
không ăn vào đề, thì đó là một bức họa thiếu tính cách nhất quán, một bức
họa hỏng. Người ta xem nó, không hiểu nó muốn nói cái gì...

Sự thuần nhất trong một tác phẩm văn chương hay hội họa là điều khó

thi hành nhất. Có gì dễ bằng chồng chất một cách cẩu thả khinh suất những
chi tiết rất ngộ rất hay nhưng tuyệt nhiên không ăn chịu gì với ý chính của
tác phẩm. Trong những ý tưởng hoặc cảm giác hỗn độn do sự kích thích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.