ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ VĂN - Trang 16

thấy một chữ viết sai là nhận thấy liền không cần suy nghĩ. Cũng như học
chữ Hán, tôi tập viết quen đến đỗi cầm viết là viết liền, một cách máy móc
và mau lẹ.

Viết cho đúng chính tả chưa đủ, phải biết dùng danh từ cho thật chính

xác. Dùng tiếng cho đúng là yếu tố quan trọng nhất để cho câu văn được
sáng sủa.

Gustave Flaubert bảo: “Dù ta muốn nói điều gì cũng chỉ là một tiếng thôi

để diễn tả điều đó..., cần phải tìm cho ra tiếng ấy và đừng vội bằng lòng,
khi ta mới tìm được những tiếng tương tợ mà thôi”.

Ở đây lại cũng phải luôn luôn dùng đến tự điển. Bất cứ một danh từ nào

mà mình thấy còn phân vân, chưa thực rõ nghĩa, thì lật ngay tự điển ra mà
tra. Chỉ có thế thôi.

XII.

Giờ xin bàn qua phép cấu tạo một tác phẩm. Cũng như một bài văn, tác

phẩm nào cũng có ba phần: Phần vào đề, thân bài và phần kết thúc.

Khó nhất là phần vào đề. Khéo đặt, thì “vô” dễ mà “ra” cũng dễ. Pascal

nói: “Cái điều cuối cùng khi viết một tác phẩm là phải biết nên viết cái gì
trước”. Nhiều nhà văn có tiếng khuyên ta nên vào đề ngay, đừng bận đến
phần nhập đề. Hoặc cứ viết bừa đi, rồi sau cùng, xé nó đi và viết lại.

Có nhiều nhà văn lão luyện, họ vào đề ngay khúc giữa câu chuyện, có

khi lại bắt đầu ngay ở đoạn kết, để rồi lần lần kéo trở lại đoạn đầu. Đó là
cách làm cho câu chuyện được hấp dẫn ngay. Vào đề mà bắt đầu tuần tự kể
lể, trình bày từ nhân vật thì luộm thuộm, mất cả hứng thú và dễ chán người
đọc.

Một khi đề tài đã được lựa chọn, nhà văn không nên do dự đắn đo gì nữa.

Hãy bắt đầu vào việc. Cứ khai bút ngay. Văn sĩ André Maurois khuyên ta
hãy làm như người lội, đừng sợ nước, đừng sợ lạnh..., cứ nhảy bừa xuống
nước đi. Rồi một khi ở trong nước, tự nhiên hoàn cảnh bắt buộc phải xoay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.