Nhà phê bình muốn được đứng đắn, cần phải có đủ ít nhất những yếu tố
sau đây:
1. Phải có một hoặc nhiều tác phẩm của nhà văn mình định phê bình.
2. Phải có một hoặc nhiều tác phẩm của nhà văn khác cùng loại để có thể
so sánh. Trong số các tác phẩm này, có thể chia ra làm hai loại: tác phẩm
của các bậc danh gia có thể xem là những tác phẩm điển hình, - và tác
phẩm của các văn sĩ khác và đồng thời để cân nhắc sự hơn kém đồng dị.
3. Phải biết thật rành rẽ những nguyên tắc làm văn, những phương pháp
để xây dựng một quyển sách về loại mà mình định phê bình.
4. Phải biết rõ những nguyên tắc chung về phép phê bình.
⥚◌⥛
Tôi không dám cho đây là bài học đầy đủ về phép phê bình, vì nó là một
sự hiểu biết mà có khi công phu của suốt cả một đời người chưa đủ. Theo
La Bruyère thì đó là “công trình của nhiều năm nghiên cứu, học hỏi và
quan sát”.
Tôi chỉ xin đưa ra một số nguyên tắc tối thiểu để giúp cho các bạn thanh
niên chưa từng nghiên cứu về vấn đề này một ý niệm khái quát về một nhà
phê bình xứng đáng với danh từ ấy mà thôi.
⥚◌⥛
Tôi xin trở lại bốn nguyên tắc chính đã nêu trên.
Theo nguyên tắc, nhà phê bình có quyền lựa chọn sách để phê bình, dĩ
nhiên có quyền lựa chọn sách để phê bình theo khả năng của mình. Sách
xuất bản phần nhiều là tiểu thuyết, thi ca rồi mới đến các sách thuộc về
nghiên cứu phê bình và văn chương thuần túy. Như vậy, ta phải để ý đến sự
phát hành chung tương đối của các tác phẩm để có thể nhận định sự quan
trọng của từng tác phẩm trong hạng loại của nó.
Muốn phê bình một quyển tiểu thuyết, một quyển thi văn, một quyển văn
chương hay biên khảo và phê bình, cần nhất là phải có một cái gì để so