ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ VĂN - Trang 35

D - Bài phê bình phải đi sâu vào tinh thần của tác phẩm, nắm cho kỳ

được cái ý chính, tức là cái hồn duy nhất của tác phẩm, đừng hời hợt nhìn
cái vỏ của nó bên ngoài: Đó là việc làm quan trọng nhất của nhà phê bình.
Phân tích là để mà đi đến sự tổng hợp, chứ phân tích để mà phân tích, thì sự
phê bình chỉ có công dụng “phá” mà không có “xây”.

E - Phê bình cũng phải tỏ ra nhân đạo hơn là công bình. François

Mauriac nói: “Cái điều ghê tởm nhất trong đời, là công lý rời với nhân
đạo”.

Lắm khi sự quá công bình lại biến thành sự quá bất công: “Summum jus,

summa injuria”

[23]

. Nhân đạo, từ thiện, thành thật, là ba đức tính cần thiết

để cho sự phê bình được xây dựng và đứng đắn. Dù có chỉ trích những chỗ
sai lầm hay vụng về, cũng chỉ nên chỉ trích với những lời lẽ ôn tồn trang
nghiêm, không mỉa mai, không hằn học... Đừng bao giờ tỏ ra mình là kẻ bị
“tự ti mặc cảm” mà có cái giọng “móc lò”.

Tuy nhiên, nhân đạo, từ thiện không có nghĩa là thiên tư, dễ dãi. Bài phê

bình không nên có cái giọng quá thân mật bè bạn như giọng ăn nói sỗ sàng
giữa “bồ bịch”, mà phải trang nghiêm, mực độ, tỏ ra có một tinh thần
cương quyết, độc lập, không ai có thể ảnh hưởng và mua chuộc.

G - Bài phê bình phải nhắm vào mục đích duy nhất này là “phá” để mà

“xây”, sửa chữa những lỗi lầm, giúp cho tác phẩm được hay hơn, hoàn hảo
hơn, hợp lý hơn.

Bổn phận của nó là dẫn dắt dư luận, giúp cho độc giả biết yêu những tác

phẩm hay, biết chống lại với những cái dở dang tồi tệ. Như Napoléon đệ
nhất đã nói: “Phê bình là để làm cho người ta chán cái dở, ưa cái hay, ghét
cái xấu, ưa cái tốt”, “hướng dẫn những nhà văn còn thiếu kém kinh nghiệm,
nâng đỡ khuyến khích những tài năng chớm nở, để trả lại danh dự xứng
đáng cho những tác phẩm có giá trị mà bị thời nhân vô tình bỏ rơi hay
khinh bạc”.

⥚◌⥛

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.