ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ VĂN - Trang 36

Trở lên là nói về những điều kiện phải có của một bài phê bình.

Nhà phê bình xứng đáng với danh từ tốt đẹp này, dĩ nhiên phải gồm các

đức tính sau đây:

1. Có nhãn thức rộng rãi;

2. Có học thức cao thâm;

3. Thật thông minh nhạy cảm;

4. Thật sâu sắc tế nhị;

5. Và có óc độc lập tân kỳ.

Nhà phê bình phải tỏ ra là người ham mê văn nghệ dưới mọi hình thức,

có óc tò mò ham hiểu biết, nhạy cảm đối với bất cứ phong trào tư tưởng
mới nào, có óc so sánh và phân tích.

Nhất định không nên có tính đố kỵ, nhỏ nhen, nóng nảy, bất công và tự

phụ về sự hiểu biết của mình, mà trái lại, phải lễ độ, liêm sỉ, trung thành với
nghệ thuật và biểu diễn tư tưởng mình một cách thanh nhã, khéo léo và
mực độ.

⥚◌⥛

Nói về sự liêm sỉ, cần phải phân biệt hai thứ liêm sỉ này:

Liêm sỉ đạo đức, tức là biết vượt lên khỏi cái bản ngã của mình, tức là

những hiếu ố riêng tư để thông cảm kẻ khác.

Liêm sỉ trí thức, là sự thành thực, hễ biết thì gọi là biết, không biết thì

nhận là không biết, không xuyên tạc, không vu cáo, không làm cái việc cắt
xén đoạn mạch hay văn mạch để bắt tác giả nói những gì người ta không có
nói. Liêm sỉ trí thức bắt buộc ta phải thật khách quan và công bình trong
khi trình bày tư tưởng trong các tác phẩm, không được trích sai, trích thiếu.
Trong quyển Les Techniques de la Critique, Gustave Rudler có viết: “Văn
mạch là cần thiết nhất (...) Các nhà bút chiến thường có tật chặt bớt một câu
trong một đoạn, để thay đổi ý nghĩa chung của nó và bắt tác giả nói những
gì họ không có nói. Hãy đưa cho tôi hai hàng chữ một người nào, tôi sẽ làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.