ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ VĂN - Trang 50

rằng, khi đọc qua ngâm lại, tôi đã buông ra lời: “In giọng Sully
Prud’homme”. Nhưng đó là cái ý riêng của tôi, không đủ khinh trọng.

Ở đây tôi muốn dẹp lại những vấn đề, lý luận cùng học phái. Tôi không

muốn động đến vấn đề thơ cũ, thơ mới, dẫu cho tôi hết sức hoan nghênh lối
thơ sau, hết sức hoan nghênh “bát bất chủ nghĩa” của Hồ Thích, hết sức
hoan nghênh tập Les Douze Poètes của bộ tùng thơ “Horizon”.

Tôi chỉ muốn đứng về phương diện nghệ thuật. Không, tôi còn muốn thu

hẹp ranh cấp hơn nữa: Tôi chỉ muốn đứng về phương diện kỹ thuật, muốn
vào trong công trường, vào trong trung điện mật nhiệm của nhà nghề để
xem cái tay thợ đang kiến trúc.

Tôi sẽ xem được hay không, tôi xem mà sẽ thấy hay không? Mặc kệ, cứ

bước sấn tới thử xem.

Trước hết, tôi không muốn để chữ Quốc Ngữ nó làm lầm tôi, vì tôi đã

quen với sự in lầm nhiều lắm rồi. Nghề in đôi khi cũng là bất tiện quá!

Hai bài thơ trích tập Nguồn Thi Cảm Mới, thể chất và cách điệu cùng

như nhau. Hai bài cũng chỉ có một chủ chỉ là cuộc “nổi dậy”, do ái tình
phiến động, làm khuynh đảo tâm hồn đương yên tĩnh êm đềm của người
con gái, hoặc nói của “con người” cũng được.

Tác giả dùng lối “bồi thấn”, tả hai cái hiện tượng tương tiếp nhau của

một cái bản thể duy nhất, để làm cho càng biểu lộ những nét tế vi của nó ra.

Vẽ cái bản thể của ái tình là điều có phải dễ dàng đâu. Tác giả, trờ qua

phía khác, mà cứ ở hiện tượng. Cái hiện tượng của ái tình, ở đây lại khéo
mượn vật cụ thể để dụ dẫn, làm cho người đọc dễ cảm xúc. Hoặc lấy nước
hồ khi bằng phẳng mà tỏ tâm hồn người chưa biết ái tình!

“Mặt hồ lặng lẽ xuân êm ái...”

Lại lấy nước hồ khi gợn sóng mà tả tâm hồn người đã vào ái tình:

“Một hôm gió gợn mặt hồ xao,

Ngọn sóng lòng em bỗng dạt dào...”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.