ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ VĂN - Trang 51

Hoặc lấy bóng râm, gió mát, bướm bay mà tỏ cái tâm hồn người chưa

biết ái tình còn thưởng cảnh vật thiên nhiên một cách thản nhiên:

“Lá rợp cành xoài, bóng ngả ngang.

Cô em dừng bước nghỉ bên đường,

Cởi khăn phẩy giọt mồ hôi trán;

Gió mát lòng cô cũng nhẹ nhàng. (...)

Vội vàng để vở lên bờ cỏ,

Thoăn thoắt theo liền đàn bướm xinh.”

Rồi lại lấy bóng râm, gió mát, bướm bay mà tả cái tâm hồn người đã

vướng ái tình đối cảnh mà tình tha thiết:

“Lá rợp cành xoài, bóng ngả ngang.

Cô em dừng bước nghỉ bên đường,

Cởi khăn phẩy giọt mồ hôi trán;

Gió mát lòng cô những cảm thương.

(...)

Ái tình nào phải bướm ngày xuân,

(...) Một thoáng bay qua không trở lại...”

Trước sau, cảnh một mà tình hai: Hiện tượng vẫn hai mà bản thể vẫn

một. Cái bản thể “một” không phải hai do tác giả biểu xuất được rất nhiều
thần tình là nhờ cái kỹ thuật “trùng phục”, đem lời tả cảnh trước mà tả lại
cảnh sau. Trước sau lời dẫu có như nhau mà kỳ trung vẫn khác. Khác ở ý
nghĩa, khác ở chỗ đổi thay, thêm bớt hình dung từ hoặc trạng từ:

“Ánh sáng tưng bừng em chẳng cảm,

Mặc chùm hoa nở, tiếng chim kêu...”

là tâm hồn trước khi biết ái tình, mà sau khi biết ái tình thời:

“Ánh sáng tưng bừng, em hớn hở,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.