Chim kêu hoa nở, cảnh vui sao!”
Thời cũng người ấy, cảnh ấy, bản thể ấy, cũng:
“Trong xóm làng trên, cô gái thơ”
mà tình chưa nhồi sóng, khi:
“Tuổi xuân mơn mởn vẻ đào tơ”
Thời tấm lòng yên tĩnh:
“Gió đông mơn trớn bông hoa nở.
Lòng gái xuân kia vẫn hững hờ.”
mà tình chợt dậy rồi, thời:
“Cũng xóm làng trên, cô gái thơ”
Thời tấm lòng mất yên tĩnh, mà:
“Tuổi xuân hơn hớn vẻ đào tơ,”
nó lại không hững hờ với gió đông được nữa:
“Gió đông mơn trớn bông hoa nở,
Lòng gái xuân kia náo nức chờ.”
Chờ... rồi chợt thấy, gần như được. Nhưng nào ngờ lại thành ra một
chuyện bắt bướm hụt, mà:
“Lững thững bên đường cô ngẩn ngơ,
Cô buồn, cô tiếc, cô ngùi ngậm,
Cô nhớ ngày xuân, nhớ tuổi thơ.”
Là cái tuổi “trong trẻo”, “bình minh”, còn “lững thững lên trường buổi
sớm chiều”, mỗi mỗi lượt thấy “bướm bay qua bãi cỏ xanh” là mỗi một
lượt “lòng phấp phới”:
“Vội vàng để vở lên bờ cỏ,
Thoăn thoắt theo liền đàn bướm xinh.”