và chính vì thế khiến cho tôi hay đi tìm kiếm những cái gì ít bị thời gian
ảnh hưởng được, và nhờ thế mà nó thoát khỏi những sự mê say hào nhoáng
cấp thời. Muốn được cảm kích, chỉ có cách là thành thật.”
Tóm lại, một tác phẩm hay phải là một tác phẩm mà giá trị vượt thời gian
và không gian, tức là có những giá trị vĩnh cửu. Nghĩa là nó phải có giá trị
đối với bất cứ ở thời buổi nào, bất cứ ở xã hội nào, dĩ nhiên là phải có giá
trị đáp ứng với thời buổi và xã hội của tác giả đang sống.
Có nhiều quyển sách được quần chúng đương thời hoan nghênh nhiệt
liệt, nhưng thời buổi qua không bao lâu, đã bị chìm trong quên lãng. Sách
hay là sách có tính cách vĩnh cửu.
Thường cũng có những sách đi trước thời đại, phải đợi một thời gian rất
lâu mới được người đời thưởng thức. Nguyễn Du đã phải than:
“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như.”
Những sách của Hermann de Keyserling, Guglielmo, Ferrero, Aldous
Huxley, René Guénon, Rabindranath Tagore đều có tính cách “tiên tri!” và
đi trước thời đại, mặc dù họ chỉ bàn về hiện tại của xã hội họ. Không gì lạ
cả: Họ là những người đã nắm được những chân lý vĩnh cửu gần như tuyệt
đối, những chân lý mà “bất xuất hộ nhi tri thiên hạ”, theo như lời Lão Tử đã
nói.
IV.
Nhà văn Charles Braibant khuyên ta: “Anh chỉ thành được nhà văn khi
nào anh có tính say mê”
. Tuy vậy, ta cần nên chọn tinh thần của phái “cổ
điển” hơn là tinh thần của phái “lãng mạn”. Nói đến “cổ điển” không phải
là nói đến sự khô khan tình cảm, mà thực sự là nói đến sự tiết chế thị dục.
Khi nói đến tiết chế, đó là mặc nhiên nhìn nhận có sự bồng bột mãnh liệt
của thị dục, và chính có tiết chế được nó, mới tỏ ra được sức mạnh của tâm
hồn. Trái lại, để cho dục vọng buông lung lôi cuốn là biểu hiện sự hèn kém
của tâm hồn, không thể gây được những ấn tượng tốt đẹp của cái Chân,