ĐÊM GIỚI NGHIÊM - Trang 133

tiệm đóng chặt và dân chúng biểu tình chống bắt bớ và giết hại tù nhân. Cây
cầu Gawkadal đã chết cùng với những người biểu tình vào tháng Giêng năm
1990. Bộ khung còn đó, hai cái trụ xơ xác trên con kênh bẩn thỉu.

Phía bên kia cầu là một boongke và bên ngoài boongke có hai tên lính

gác. Gần đấy, một người bán chuối đang rong ruổi trên chiếc xe kéo. Hai
người đàn ông đứng bên cạnh đang ăn chuối ngấu nghiến. Tôi hỏi thăm họ
về vụ thảm sát. Một trong hai người, người đàn ông ngoài ba mươi có cái
bụng phệ đang khổ sở trong chiếc áo gió rẻ tiền màu xanh nói, “Tôi có mặt
trong đám biểu tình đó.” Anh ta quăng vỏ chuối xuống con kênh sình lầy và
bảo tôi rằng nơi đó bị giới nghiêm suốt ba ngày liền, bọn lính đã rào khu vực
xảy ra vụ thảm sát bằng dây thép gai và xe bọc thép của quân đội được lệnh
đậu chắn tất cả lằn đường. Lực lượng bán quân đội đã cung cấp bánh mì và
đậu lăng cho cư dân trong vùng. “Nhưng chúng tôi từ chối nhận thức ăn của
bọn chúng. Mẹ chúng tôi bảo chúng tôi mang giày vào rồi đi sang Pakistan
để được huấn luyện vũ trang,” anh kể. Rồi anh nhặt lên một trái chuối nữa
và nói, “Sau cuộc thảm sát, tôi đã khiêng mười lăm cái xác đến đền thờ. Mắt
của họ vẫn mở, chính tay tôi đã vuốt mắt họ. Tôi sẽ dẫn anh đến đền thờ và
chỉ anh xem nơi chúng tôi đã để những cái xác đó. Tôi sẽ cho anh xem các
tấm ảnh chụp xác, rồi anh có thể gặp gỡ những người phụ nữ có chồng bị
giết. Nhưng tôi không thể cứ nói chuyện thế này. Anh nên mang một máy
quay phim đến, thu hình cuộc phỏng vấn với tôi và chiếu lên Aaj Tak (một
kênh tin tức của Ấn Độ).” Tôi chăm chú nhìn anh, từ chối vì tôi không có
máy quay phim truyền hình, nhưng anh vẫn khăng khăng, “Lấy một máy
quay phim đi, rồi đến đây trước thứ Hai. Tôi có việc làm vào ngày thứ Hai.
Cứ hỏi thăm bất cứ ai về Babloo thợ sơn và họ sẽ dẫn anh đến chỗ tôi. Ở
đây, tôi nổi tiếng tầm cỡ thế giới.”

Một tiếng sau, khi uống cà phê cùng bạn bè, tôi tường thuật lại cuộc

gặp gỡ với Babloo thợ sơn tầm-cỡ-thế-giới cho một số người. Một người
bạn nhắc tôi về một người kỹ sư đã thoát chết trong cuộc thảm sát. “Tôi nghĩ
anh ấy vẫn còn làm việc tại sở cấp nước,” anh bạn tôi nói. Những cuộc gọi
đến sở cấp nước chẳng giúp được gì cho tôi. Tôi nhất định gặp bằng được
người kỹ sư đã sống sót trong vụ Gawkadal.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.