ĐÊM GIỚI NGHIÊM - Trang 140

Năm 1846 quân Anh tuyên chiến với người Sikh. Rất nhiều lãnh đạo

phe Sikh đã ngả sang phe Anh. Nhưng lỗi lầm đáng tiếc đã gây ra hậu quả
lớn cho Kashmir là việc làm của Gulab Singh, một thủ lĩnh Hindu của tiểu
bang đồi núi Jammu, cũng là khu lân cận với thung lũng Kashmir. Hắn đã
phấn đấu vượt bậc để trở thành một vị tướng trong quân đội của Ranjit
Singh. Gã Gulab Singh đã hứa hẹn giúp quân Anh và sẽ không tham gia vào
trận chiến năm 1846. Quân Sikh thua trận. Còn gã Gulab được ban thưởng.
Người Anh bán Kashmir cho hắn với giá bảy trăm năm mươi triệu rupee. Để
lấy lại số tiền hắn đã trả cho người Anh, Gulab Singh vơ vét từng xu mà hắn
có thể bòn rút được, đồng thời đẩy mạnh begaar (chế độ cưỡng chế lao
động).

Cũng có một vài tiếng nói chống lại sự mua bán bang Kashmir và cuộc

sống khốn cùng của người dân dưới sự cai trị của Gulab Singh và con cháu
của hắn. Khoảng vài năm trước trong một thư viện ở Delhi tôi đã tình cờ
thấy một quyển sách in tại Luân Đôn, có tựa đề Sự cai trị kém ở Cashmeer
của tác giả Robert Thorpe, nhưng cuốn sách lại không nói gì về cuộc đời của
ông. Trong một lần về thăm nhà, tôi tìm thấy trong thư viện của cha tôi một
cuốn sách của Thorpe, được một sử gia gốc Srinagar biên tập. Sử gia này đã
thêm thắt nhiều chi tiết. Câu chuyện bắt đầu khi R. Thorpe, một đại úy quân
đội Anh đang tham quan khắp bang Kashmir vào đầu thế kỷ mười chín.
Trong thời gian ở trọ tại nhà một người dân địa phương, ông ta gặp cô
Amiran, con gái của chủ nhà. Thorpe và Amiran đã yêu nhau, cưới nhau và
cùng về Anh. Họ sinh ra Robert Thorpe năm 1833.

Trong thời niên thiếu, Thorpe đã từ Anh sang thăm nơi chôn nhau cắt

rốn của mẹ và ông đã chứng kiến cảnh người dân Kashmir sống như nô lệ
dưới sự cai trị của Pratap Singh, con trai của Gulab Singh. Ông đã thu thập
được các con số mắt thấy tai nghe về sự đánh thuế tàn nhẫn và về cái chết
của những người bị cưỡng chế lao động do bị bỏ đói, kiệt sức và không đủ
ấm và ông đã xuất bản những báo cáo đó dưới cái tên Sự cai trị kém ở
Cashmeer
. Ông Thorpe đã miêu tả tình trạng của những người bị bắt đi
cưỡng bức lao động: “Không ai cứu được họ – những người đã chứng kiến
toàn bộ sự khủng khiếp đó. Những người Kashmir đã nhẫn nại, làm việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.