đẩy họ. Những cụ già râu quai nón nói chuyện với bà một cách kính nể, như
thể bà là một vị thánh. Những thanh niên ngang tàng ngồi dưới đất, đầu cúi
thấp lắng nghe bà nói. Các phóng viên dừng lại chào bà và hỏi xem có gì
cần đưa lên báo không.
Tôi nhớ lần tôi ngồi trên thảm trong nhà bà ấy, khi vẫn còn là một
phóng viên mới vào nghề, ghi ghi chép chép, hỏi những câu sốt sắng và
ngây thơ tin rằng nếu tôi viết bài về chuyện của bà thì sẽ có thể mang được
con trai bà về. Chính phủ đã đề nghị trả cho bà một khoản tiền bồi thường
(khoảng 2.500 đô la) nếu bà chịu chấp nhận rằng con trai mình đã bị giết
trong những tình huống không xác định của cuộc xung đột. “Tôi sẽ không
bán con mình để lấy bất cứ số tiền nào,” bà nói với tôi. Số người mất tích đã
giảm kể từ khi bà Parveena tranh đấu, nhưng các vụ mất tích vẫn cứ xảy ra.
Mỗi lần cảnh sát và quân đội thông báo có một xác người vô danh được tìm
thấy, bà Parveena lại nhận được những cú điện thoại hoảng loạn từ người
thân của những người mất tích khác. “Cậu chẳng thể nào biết được đó sẽ là
ai. Người ta có thể hy vọng chừng nào còn chưa nhìn thấy một thi thể hay
một nấm mộ.”
Nỗi đau và sự khao khát đó thường nhắc người dân Kashmir một câu
chuyện đau đớn khác cũng do Delhi uy quyền gây ra. Trên xa lộ Srinagar-
Jammu, cách thành phố khoảng sáu dặm, có một tấm biển đề: GIỐNG
NGHỆ TỐT NHẤT THẾ GIỚI MỌC TẠI ĐÂY. Đi ngang qua vườn nghệ
tím ngắt, có một con lộ đất dẫn đến ngôi làng của Chandhara, hay còn gọi là
Zoon hoặc Habba Khatoon, một nữ thi sĩ kiêm ca sĩ vào thế kỷ mười sáu.
Mặc dù có tài năng và phong thái tao nhã, Zoon vẫn bị gả cho một nông dân,
người khăng khăng bắt nàng toàn tâm toàn ý làm những việc vặt trong nhà
và việc đồng áng. Zoon đã vừa cày cấy gieo trồng vừa hát những bài hát của
mình.
Người cai trị Kashmir lúc bấy giờ là Yusuf Shah Chak, một hoàng tử
đam mê thơ ca và âm nhạc. Một hôm, ông đi ngang qua cánh đồng nơi nàng
Zoon đang hát. Yusuf Shah đã mê đắm nàng. Nhiều sử gia đã tranh nhau kể
về cuộc tình lãng mạn và cuộc hôn nhân của họ, nhưng trong các câu chuyện
dân gian của Kashmir thì cô gái lam lũ trở thành Hoàng hậu Habba Khatoon,