Chẳng có chuyện nào hay ho ở Kashmir cả. Chỉ toàn những chuyện khổ
sở, nhập nhằng và không giải quyết được. Tôi vẫn nghe chuyện về những
gia đình có người thân chết trong cuộc xung đột, những người không có sự
giúp đỡ về tài chính của bà con và những mối quan hệ để tiếp tục cuộc sống
dễ dàng hơn một tí như gia đình chú Gulzar. Tôi được nghe nhiều câu
chuyện về những gia đình đi tìm tiền bồi thường cho những đứa con đã chết
của họ, phải tới lui các văn phòng chính quyền nhiều tháng trời và rồi bế tắt
trong nhiều năm. Một trong những câu chuyện đó là về bà Shameena, người
phụ nữ sống cách làng tôi không xa lắm. “Cậu phải gặp bà ta mới được,”
người bạn kể chuyện về bà nói với tôi như vậy.
Bà Shameena sống tại làng Larkipora, cách làng tôi khoảng ba mươi
kilômét về hướng nam. Larkipora là cụm nhà và những cánh đồng thanh
bình nơi có những bi kịch ẩn mình mà người khách thông thường khó thấy
được. Tôi bước đến một con hẻm dẫn vào cánh cổng làm bằng những miếng
sắt nhăn nhúm được đóng vào mấy tấm gỗ sơ sài. Bên trong cổng, một
người phụ nữ gầy nhom, có chiếc mũi nhọn, mặc áo choàng màu cam đã bạc
ngồi trên hàng hiên lát đá cuội. Bà gập người bên chiếc giỏ đan bằng dây
liễu đựng đầy haakh, một loại rau địa phương giống như rau bina. Bà để giỏ
rau sang một bên và đứng dậy. Bà nhìn tôi một lúc thật lâu rồi nói, “Ngồi
xuống đây, con trai. Ta là Shameema.”
Tôi ngồi đối diện bà. Đứa con trai út mười ba tuổi của bà ngồi trong
một góc khác của cái hàng hiên hình chữ nhật bên cạnh cái hookah
. Em
dâu của bà Shameema cũng tham gia vào câu chuyện của chúng tôi. Hai
người phụ nữ ngồi sau mấy chiếc giỏ đầy rau. Bà Shameema cầm một nhánh
haakh dài lên, ngắt bỏ một đoạn, rồi nói, “Hôm đó là ngày 11 tháng Năm,
2001.” Tôi thấy choáng váng khi thấy người ta có thể nhớ được ngày tháng
chính xác của những sự kiện kinh hoàng nhất trong đời họ. Bà nói tiếp, “Ta
đã nấu xong món cơm cà chua và đang đợi Shafi về ăn trưa.”
Shafi, đứa con trai mười bảy tuổi của bà, lúc đó đang học lớp mười ở
một trường công tại Qabamarg, một làng kế cận, nổi tiếng vì có miếu thờ
thánh Sufi. Đứa con trai khác của bà, thằng Bilal, đang học lớp chín và
chồng bà, ông Majid là nông dân và bán trái cây phơi khô rẻ tiền ở một trạm