ĐÊM GIỚI NGHIÊM - Trang 32

thú. Từ đó trở đi tất cả bọn tôi đều đeo gậy cricket bên trong tấm pheran của
mình, một kiểu bắt chước, một sự chuẩn bị.

Sáng hôm sau trước buổi tập trung dưới cờ, mấy anh lớp trên dặn

chúng tôi không hát quốc ca Ấn Độ: “Chúng ta là người Kashmir và bây giờ
chúng ta đang chiến đấu giành độc lập. Chúng ta không thể tiếp tục hát
những bài hát Ấn Độ, cho dù thầy hiệu trưởng muốn chúng ta làm vậy.”
Trong buổi tập trung, đám học sinh không chịu hát quốc ca Ấn Độ. Những
thầy cô giáo, vốn bình thường sẽ cho chúng tôi ăn đòn vì không vâng lời, lại
giữ im lặng. Không ai đe dọa đuổi học chúng tôi. Họ hiểu rằng thế giới của
chúng tôi đã thay đổi và các quy tắc cai quản nó cũng vậy. Ông hiệu trưởng
của trường, một vị lùn, hói đầu, người vùng Rajasthan, từng đề xuất với mọi
người liệu pháp cười lại không hề cười chút nào. “Nếu các em không muốn
hát, chúng tôi không thể ép buộc các em được. Việc hát một bài hát sẽ không
có ý nghĩa gì nếu các em không tin vào ca từ của nó,” ông nói nghiêm nghị.

Bên ngoài thế giới bé nhỏ của chúng tôi, có biết bao trận bắn nhau vô

hạn định giữa binh lính Ấn và quân khởi nghĩa, biết bao lựu đạn được ném
ra và biết bao bãi mìn đã nổ – chết chóc, sợ hãi và sự giận dữ bao trùm
Kashmir. Cho đến mùa hè năm 1990, hàng ngàn thanh niên Kashmir đã băng
qua Đường Kiểm Soát để được huấn luyện vũ trang ở bên phần đất Kashmir
thuộc quyền kiểm soát của Pakistan. Khi là nghĩa quân trở về, họ thành
những anh hùng – dân chúng muốn được nói chuyện với họ, chạm vào họ,
nghe chuyện của họ và mời họ ăn tiệc. Một số lượng nhiều hơn được huấn
luyện tại những vườn cây và đồng cỏ địa phương, vì vậy họ có biệt danh là
dâu tây, hoặc mục đồng. Giống như hầu hết bọn con trai, tôi cũng muốn đến
với họ. Chúng tôi thèm khát được chiến đấu và hy sinh cho nền độc lập như
thèm khát nụ hôn đầu đời trên đôi môi tuổi mới lớn.

Vào mùa thu năm 1991, khi mười bốn tuổi, tôi cùng với bốn thằng bạn

đi bộ từ ký túc xá đến một ngôi làng gần bên để tìm các du kích quân.
Chúng tôi thấy một nhóm người trẻ tuổi mặc đồ dã chiến, khoác trên vai
súng có lưỡi lê, đi đến từ bên kia đường. Họ cao lớn và trông như những
người đàn ông phong độ nhất. Chúng tôi sững sờ nhìn họ. Cái phù hiệu trắng
trên đồng phục lính màu xanh lá của họ ghi: JKLF. Đứng trong bộ đồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.