này, tôi đều đấu tranh với họ. Chẳng lẽ tôi không biết sao? Bà mẹ già của tôi
sống ở đây, ba đứa con gái của tôi sống ở đây.”
Ông thợ làm bánh Hasan cầm lấy tay Tonga. “Làm ơn đi! Con hãy làm
điều gì đó đi!”
Ông Abu chêm vào. “Mohiuddin con ơi, làm ơn đi! Con có thể cứu vớt
làng này. Làm ơn đi!”
Ngay cả ông lão Saifuddin cũng rời khỏi chỗ của mình và đi lại.
“Mohiuddin Sahib, anh là con trai ta. Rahet, mẹ của anh, giống như chị ta
vậy. Hãy nhớ lấy điều đó! Và hãy nhìn râu tóc bạc phơ của ta đây! Ta sẽ
chạy đi đâu?”
Tonga cầm lấy tay ông lão. “Ông giống như cha của con vậy và con
như con trai của ông. Nhưng con không thể ngăn được chuyện này hôm nay.
Ông hãy làm ơn đóng cửa tiệm và đi đi! Làm ơn đi, chúng ta không có nhiều
thì giờ đâu.”
Dân làng đành bỏ cuộc. Những người chủ tiệm kéo cửa sập xuống. Tôi
chạy về nhà. “Mẹ ơi, người JKLF đang ở ngoài kia. Họ chuẩn bị tấn công
một đoàn hộ tống,” tôi la lên. “Anh Tonga cũng ở đấy, nhưng anh ấy không
thể ngăn được cấp trên. Chúng ta phải chạy đi thôi.” Mọi người đều hốt
hoảng. Mẹ tôi xắn tay áo pheran và yêu cầu mọi người trật tự. Bà đang là
giáo viên trung học và mọi người đều nghe bà. Bà giấu nữ trang của các dì
để trong nhà tôi. Ngoại xách chiếc túi đựng các bằng cấp của gia đình, các
giấy tờ nghiệp vụ, tiền bạc và sổ tiết kiệm. Chúng tôi đã sẵn sàng bỏ đi qua
cánh cửa dẫn ra ruộng rau sau nhà. Rồi mẹ nói, “Còn đống sách thì sao
đây?” Chúng tôi nhìn nhau.
Cha tôi đã xây dựng thư viện của mình trong nhiều năm trời. Mỗi cuốn
sách đều có tên cha và số hiệu của sách ở trang đầu trong nét chữ nguệch
ngoạc của cha hay nét chữ nắn nót hơn của mẹ. Tôi đã ngồi nhiều giờ dài
trong thư viện của cha. Nhiều sách bìa cứng của những nhà văn Nga vĩ đại,
của Nhà xuất bản Nhân Dân được bán trong những cửa hàng sách lưu động
của Đảng Cộng sản Ấn Độ, nhiều cuốn sách mỏng bìa mềm của những tiểu
thuyết gia người Mỹ và châu Âu, và cả sách của những nhà văn vĩ đại viết
bằng tiếng Urdu như Premchand, Manto, Ghalib, Iqbal và Faiz. Và cả những