- Nhà Chúa lại nên tha thứ cho hắn để nêu gương trung nghĩa.
- Nhưng hắn là kẻ lộng hành. Hắn đã giết con rể...
- Con rể!... Nhà Chúa nhận rể, nhưng mẹ không nhận cháu rể.
Huống chi rể Chúa mà loạn phép nước cũng không dung. Nguyễn
Mại làm thế là phải lắm.
Thấy Chúa ngần ngừ, Thái phi rầu rầu nét mặt, nói thêm:
- Nhà Chúa nên nghĩ đến cơ nghiệp tiên vương, xa kẻ dở, gần
người hay. Tổ tông ngày xưa sở dĩ làm nổi đại sự, gây nổi cơ đồ, chỉ vì
biết trọng những bậc trung thần nghĩa sĩ. Nhà Chúa nên theo chí
tiên vương. Muốn cho vương nghiệp vững bền, tất phải trọng phép
nước. Kẻ có tội dù là thân thích cũng không dung thứ. Nay Nguyễn
Mại vì ta trọng phép nước, lẽ nào ta lại vì tình riêng mà giết cho
đành? Nhà Chúa đã biết Nguyễn Mại là người trung nghĩa, thế mà
lại định đem làm tội, có khác chi tự nhổ vây cánh không? Nhà Chúa
nên để cho thiên hạ biết cái lẽ: “Đại nghĩa diệt thân” thì quốc gia
may lắm, cơ đồ nhà Trịnh may lắm.
Chúa Tĩnh Đô vốn là người anh minh và là người có một tinh
thần gia tộc rất mạnh, hàng ngày chỉ lo khuếch trương cơ nghiệp
họ Trịnh, nên nghe Thái phi nói, Chúa tỉnh ngộ ngay. Chúa không
còn là một gã si tình nữa, Chúa là một vị quốc trưởng biết lo đến
vương nghiệp và đặt quốc gia lên trên mọi sự.
Chúa thưa:
- Con ngu muội, nay được mẫu thân khai phá cho óc u mê. Con xin
theo lời mẫu thân dạy.
Thái phi và Chúa đã sang tới phòng Quận chúa. Trên giường, nàng
nằm như có ý chờ đợi, mặt võ vàng, không còn khí sắc nữa. Thấy