múa bút làm văn, nàng chỉ thấy toàn một hạng tầm thường, khí cục
ti tiểu, kém Bảo Kim xa.
Nhưng Bảo Kim đã trở vào, chàng như hiện thân của cảm hứng.
Mọi người ngẩng đầu nhìn chàng, lo sợ một sự kỳ dị. Chàng về chỗ,
chậm rãi mài mực, dầm ngọn bút lông, rồi say sưa như một người
đánh bạc, chàng cắm đầu thảo, chỉ một loáng ba tờ hoa tiên đã đặc
và bài phú đã thành. Khi chàng đề lạc khoản xong thì đã có nhiều
người đem quyển nộp. Chàng nén lòng chờ các bạn cùng đem lên một
thể.
Quỳnh Hoa chuyển giao hơn 30 quyển vào trong vườn sau, một
nơi tịch mịch và u nhã, ở đó có hơn mười vị đại khoa đang ngồi
uống trà bên khói trầm nghi ngút. Nàng vốn là một tay giỏi về thi
phú, nhưng tự biết còn trẻ, ý tứ còn nông nổi, không thể thưởng thức
hết được những áng văn của các danh sĩ đất thần kinh, vì thế
nàng mới xin Tĩnh Vương tuyển giúp nàng những tay lão thành hay
chữ để chấm văn thi. Các cụ là chân đại khoa, nên xem văn rất
chóng. Chấm đã được hơn mười bài, mặt Quỳnh Hoa chợt sáng lên.
Nàng thấy quan Thị lang Ngô Thời Sĩ cầm lấy quyển mà nàng
biết ngay là của Bảo Kim; có lẽ chỉ duy có chàng viết thảo.
Ngô Thị lang cau mặt nói:
- Có được phép viết thảo không?
- Không được, - một cụ đáp.
- Nhưng nét bút tươi và tung hoành, xem mấy câu đầu thì thực
là tài ba lỗi lạc.
Cụ bỗng cầm bút son khuyên lia khuyên lịa. Quỳnh Hoa sung
sướng. Ngô Thị lang là chân Bắc đẩu trong cõi văn chương thời bấy