men thay bánh thánh. Vân vân. Đám phục dịch nhà thờ chuyên lấy báo mới
cho mướn và trả báo cũ về. Một vị có công lao nhất thì xử dụng nhà thờ
ngót nửa tháng đọc kinh cầu hồn cho bố mẹ bị chết lụt ngoài Bắc. Vị này
mắc máy phóng thanh khắp ấp, kinh cầu thu băng nhựa, vặn suốt ngày. Vị
linh mục của tôi chán nản, tâm sự riêng với tôi:
- Nó lợi dụng nhà thờ. Nó tưởng ông thân sinh của nó là cha già dân
tộc. Nó làm thiên hạ ghét Cha ghét Chúa.
Tôi biết rõ về bọn lợi dụng nhà thờ. Nhất là bọn lợi dụng nhà thờ riêng
của vị linh mục của tôi. Cuối cùng, vì kẻ hiển lận đọc kinh Phúc Âm và cầu
hồn cho bố mẹ người có công tu sửa nhà thờ ròng rã nửa tháng nên nhà thờ,
đúng nghĩa, là nhà thờ riêng của cơ sở ấn loát. Nhưng nhân công không
thích cầu nguyện ở đây. Họ mất công đến nhà thờ khác. Còn lại là bà con,
gia đình các "chức sắc" của cơ sở ấn loát. Vị linh mục chỉ tới làm lễ sáng
chủ nhật, vì vậy.
Những hôm đang viết bài bị "bí", tôi thường vào nhà thờ ngồi suy
nghĩ. Tôi ngắm Chúa Cứu Thế gắn trên tường và ngỡ đang nhìn rõ từng
giọt máu ứa ra từ những nơi Ngài bị đóng đinh chịu tội. Ơ kìa, khuôn mặt
rực rỡ của Ngài sao không tươi vui như hạnh phúc của loài người, như ở
những giáo đường khác? Mà có vẻ phiền muộn. Chắc Ngài ngó xuống
chiếc chén mạ bạc dâng rượu lễ đầy bụi bậm. Chắc Ngài ngó xuống chiếc
chuông đồng nổi teng. Cái Ngài ngó xuống chỗ đọc kinh Phúc Âm. và,
Ngài chưa quay lại nên chưa ngó xuống cái bàn nhỏ kê gần bàn giấy của
tôi. Ở đó, có hai chai nước. Một chai khô queo dán miếng bìa trắng viết hai
chữ nước phép. Một chai còn chút nước đầy cung quăng, cũng dán miếng
bìa trắng viết ba chữ Nước rửa tội! Hai cái chai đó vẫn bất di bất dịch trên
chiếc bàn nhỏ. Có lẽ, vỏ chai bây giờ đóng đầy bụi. Vị linh mục của tôi thở
dài:
- Chúng nó giả dối!
Tôi không hiểu sao ngài chấp nhận sự giả dối ấy.
Năm nay người ta sửa soạn mừng Chúa Giáng Sinh tại ngôi nhà thờ
tôi vừa kể. Người ta đánh bóng chiếc chén bằng bạc dâng rượu lễ, chiếc
chuông đồng, sơn quét bên trong, bên ngoài nhà thờ. Người ta dựng cổng