- Mắt ông ta nhìn cứ như xuyên vào mình, đọc được ý nghĩ của
mình. Ông ta có vẻ ốm yếu. Đúng không?
- Thầy thuốc đã bó tay.
- Đáng buồn!... Nhưng hãy trở lại ngôi nhà. Bao giờ xong?
- Sắp rồi, nếu căn cứ tiến độ nhanh chóng vừa rồi.
Greta nói giọng chua chát:
- Quyền lực đồng tiền đấy. Thợ thuyền làm thêm giờ để được
thưởng... Ellie, em không biết có nhiều tiền là lợi thế nào.
Tôi thì biết. Cuộc hôn nhân đã mở mắt tôi được nhiều điều. Ví
dụ, trước đây, tôi cảm thấy mình giầu khi sờ trong túi mình có vài
đồng livrơ nhờ đánh cá ngựa, đủ để xem xinê và chiêu đãi cô bạn gái
cốc nước. Nay, tôi không tính nổi một ngày tôi và Ellie tiêu hết bao
nhiêu! Tuy nhiên, chúng tôi tiêu pha như thế không phải để khoe
khoang với ai. Tôi nhớ có lần ở Paris chúng tôi mua bánh mì, chút bơ
và pho mát rồi ngồi ăn ngay đầu đường, và hôm đó, Ellie cắn ngập
răng vào chiếc xăng uých và thấy sướng hơn cả khi ăn tiệc thịnh soạn
ở một khách sạn ba sao. Lần khác, vợ tôi mua một bức tranh nhỏ bán
bên bờ sông ở Venise mà thấy thỏa mãn hơn một bức danh họa của
Cezanne. Cuộc sống mới của tôi tuy vậy cũng đặt ra một số vấn đề.
Tôi phải tập quen dần với những thói tục của xã hội thượng lưu, ví dụ
như khi ăn hiệu phải biết gọi thứ rượu nào đúng với vị thế của mình.
Ellie không giúp tôi gì trong việc này, mỗi khi tôi lúng túng, nàng bảo:
"Quan trọng gì đâu, anh? Cứ gọi thứ gì anh thích, mặc kệ ý kiến của
giới sành điệu." Nhiều khi quá quan trọng hóa vấn đề, tôi lại biến
thành con người khó tính, không giản dị. Tôi không biết rằng nhiều
người lớn lên trong sự giàu sang lại cực kỳ đơn giản. Về mặt quần áo,
Ellie đưa tôi đến những hiệu may có tiếng nhất London, khuyên tôi cứ
để họ quyết định hộ nên may mặc cái gì.
Dù phong cách mới của tôi chưa được hoàn chỉnh, tôi nghĩ mình
đã có đủ đàng hoàng để đối mặt với những kẻ như Lippincott, và sắp
tới, là họ hàng nhà vợ. Sau đó, không còn gì quan trọng nữa, vì một