Triển Chiêu ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng vằng vặc trên bầu trời, liếc
qua hai người “một thì nói hăng say, một nghe vui vẻ” bên kia, nâng vò
rượu lên môi nhấp một ngụm, trong con ngươi đen lấp lánh lướt qua ý cười
nhàn nhạt.
Bỏ đi… Thỉnh thoảng như vậy, dường như cũng không tồi.
***
Ngày Hai mươi tháng Tám, Tết Trung thu đã qua, thành Biện Kinh phát
sinh bốn chuyện không lớn cũng không nhỏ.
Thứ nhất, Lễ bộ Thị lang Lê Phương bị điều tra có tham ô nhận hối lộ, có
hành vi lừa gạt, gian dối, lũng đoạn thị trường, bãi bỏ chức quan, khám nhà,
kết tội lưu đày;
Thứ hai, từ đầu đường tới cuối ngõ đều lưu truyền một câu tiếng lóng
mới, phổ biến rộng khắp từ các sòng bạc, thanh lâu, trộm lớn trộm nhỏ, cho
tới cả trong giao thiệp công tác, hơn nữa câu lóng này rất có vần, mang
phong vị của Kinh thi, câu này đầy đủ như sau: “Cha ta là Lê Phương, bố
tao là Kim Cương
[6]
”;
[6] Tác giả Mặc Tâm từng tâm sự một câu nói nổi tiếng khiến cho Mặc Tâm có linh cảm để viết
nên ngoại truyện này. Câu đó chính là “Bố tao là Lý Cương”. Cũng phải nói đến vụ “Bố tao là Lý
Cương” nổi tiếng không kém. Lý Khởi Minh, con trai của Lý Cương, Giám đốc công an thành phố
Bảo Định, ngày 16/10/2010 say rượu lái xe đâm phải hai sinh viên khiến một người chết, một người
bị thương, anh ta trốn khỏi hiện trường rồi bị các nhân viên bảo vệ bắt lại, anh ta chẳng những
không hối lỗi còn ngang ngược nói rằng: “Cứ kiện đi nếu dám, bố tao là Lý Cương”. Vụ việc rất
nhanh đã gây nên làn sóng phẫn nộ trên mạng, người ta đã tổ chức cuộc thi làm thơ với đề tài “Bố
tao là Lý Cương”, sau đó cụm từ “Bố tao là Lý Cương” đã trở thành câu khẩu hiệu phổ biến trên
mạng internet, được đưa vào trong lời bài hát, và thành câu cửa miệng mang tính châm biếm.