trắng. Viên đá cũng bị đánh tráo. Vậy đó, chiếc nhẫn mà con gìn giữ bao
năm trời chẳng đáng năm xu.
– Không đúng, – tôi nói.
Nunu nhún vai.
– Thôi mà, Eszter! – bà nghiêm giọng trách cứ.
Tôi im lặng nhìn ngọn lửa nến. Dĩ nhiên, nếu Nunu đã nói hẳn là đúng.
Và tại sao với chính mình, tôi lại phủ nhận, khi tôi vẫn luôn ngờ ngợ từ xưa,
ngay ở khoảnh khắc Lajos trao lại chiếc nhẫn, tôi đã nghi nó là đồ giả. Mọi
thứ anh chạm vào đều trở thành đồ giả. Hơi thở của anh mang mùi dịch
hạch, tôi nghĩ; tôi nắm tay thành nắm đấm. Không phải vì chiếc nhẫn…
đáng kể gì nữa một hay nhiều chiếc nhẫn như thế trong cuộc đời tôi? Tất cả
những gì anh chạm vào đều là đồ giả, tôi cho là như vậy. Tôi mông lung suy
nghĩ, rồi thốt ra thành lời:
– Có thể, vì tính toán mà anh ấy đã bán đi? Anh ấy sợ sau này bọn trẻ
hay ai đó khác sẽ hỏi đến… mà chiếc nhẫn đã bị đánh tráo, anh đưa chiếc
nhẫn giả để mọi người tìm nó ở chỗ con? Nếu sau này lộ tẩy ra là nhẫn giả
thì mọi người sẽ buộc tội con?…
Tôi vừa nghĩ ngợi vừa tuôn ra thành lời như vẫn quen thói những khi ở
bên Nunu. Nếu có ai đó thực sự biết rõ Lajos, thì đó chính là Nunu, người
thấu hiểu tim óc anh, mọi ý nghĩ của anh, thậm chí cả những điều ngay
chính bản thân anh cũng chưa tường tận. Nunu luôn là nguời công bằng. Bà
nói ôn tồn, ráo hoảnh:
– Ta không biết. Có thể lắm. Nhưng như vậy thì đê tiện quá thể. Lajos
không phải loại người tính toán như thế đâu. Lajos không bao giờ gây tội ác.
Anh ta cũng yêu thương con. Ta không tin là anh ta lại muốn đẩy con vào
một sự bẩn thỉu nào đó bằng chiếc nhẫn. Anh ta chỉ bán đi vì cần tiền; sau
đó không có gan thú nhận là đã bán. Hừm, anh ta phải làm một cái thay thế.
Và anh ta trao cái nhẫn vô giá trị cho con… Vì sao? Vì tính toán? Vì đê
tiện? Có thể chỉ vì muốn tỏ ra hào phóng. Cái giây phút nghĩa cả đến thế:
sau khi chôn cất Vilma ở nghĩa trang, các con trở về nhà, và anh ta, Lajos,