DI SẢN CỦA MẤT MÁT - Trang 231

Biju để ý thấy những câu hỏi ấy được đặt ra cho những người khác với

một vẻ thẳng thừng tuyệt đối, với ánh mắt bất động và không ngại ngùng –
một điều kỳ lạ khi hỏi những câu khiếm nhã như thế. Đứng đó và cảm nhận
mức độ ghê gớm của sự miệt thị mình phải chịu, cậu sẽ phải trả lời một cách
vừa khôn khéo vừa nhún nhường. Lúng búng thì thành ra gượng gạo, tự phụ
quá lại hóa trơ, nếu họ không nhanh gọn nhận được cái họ cần, cậu sẽ bị
loại. Trong gian phòng này có một thực tế ai ai cũng chấp nhận, đó là người
Ấn Độ sẵn sàng chịu đựng bất kỳ sự nhục nhã nào để sang được Mỹ. Người
ta có thể trút rác rưởi lên đầu họ mà họ vẫn cứ lạy lục xin được bò vào…

“Và mục đích chuyến đi của anh là gì?”

“Phải nói thế nào, phải nói thế nào?” họ nhao nhao bàn tán trong hàng.

“Tớ sẽ bảo là có một gã hubshi đột nhập vào cửa hiệu và giết chết bà chị
dâu, giờ tớ phải sang đó dự lễ tang.”

“Đừng nói thế.” Một sinh viên kỹ thuật đang học ỏ Đại học Bắc

Carolina, đến xin gia hạn visa, biết là nói thế không xuôi.

Nhưng anh ta bị át đi. Người ta không ưa anh.

“Sao lại không?”

“Như thế hơi quá. Nó đã thành công thức rồi. Người ta nghi ngay.”

Nhưng mọi người không chịu. Ấy là một sự thật nhân loại ai cũng biết:

“Những chuyện ấy đều do lũ mọi đen gây ra.”

“Đúng, đúng,” mấy người trong hàng tán đồng. “Đúng, đúng.” Lũ mọi

đen, sống trên cây như khỉ, chứ không văn minh như chúng ta…

Thế rồi, họ choáng váng khi thấy người phụ nữ Mỹ gốc Phi sau quầy.

(Chúa ơi, nếu cái lũ ấy mà người Mỹ cũng nhận, thì chắc họ sẽ rộng mở
vòng tay chào đón dân Ấn rồi? Chẳng lẽ thấy chúng ta họ lại không mừng
à!)

Nhưng… đã có vài người ở hàng đầu bị từ chối. Biju càng thêm lo lắng

khi thấy một bà bắt đầu rền rĩ và lên cơn khổ đau vật vã. “Người ta không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.