nhưng cái hồi kết buồn dành cho hai tâm hồn cuồng nhiệt ấy thì con trai họ
dứt khoái không chấp nhận.
“Đạo tràng gì thế?Lola và Noni từng hỏi bác. “Ở đó họ dạy những gì?”
“Chết đói, thiếu ngủ,” Bác Potty than thở, “rồi thì quyên góp. Đày đọa
phần hồn con người ta đến nơi đến chốn để họ rền rĩ xin Chúa cứu vớt.” Bác
rất khoái kể lại chuyện ở cái nơi chay tịnh nghiêm ngặt ấy – ngay ăn hành
tỏi cho nóng máu cũng không được phép – bác đã tuồn vào một phần con
lợn jungli nướng bác bắn được khi bắt gặp nó đang bới ruộng tỏi của mình.
Miếng thịt thơm nức mùi bữa ăn cuối cùng của con vật. “Cậu và Mợ, họ
liếm sạch không chừa một mẩu!”
Họ hẹn nhau ăn trưa, và Bác Potty mang trong túi chút sản nghiệp gia
đình còn sót lại đi tới cửa hàng rượu, trong khi mọi người lên đường đến thư
viện.
Thư viện Gymkhana là một gian phòng tối tăm như nhà xác sực mùi xạ
hương ngọt và nồng nàn cơ hồ không chịu nổi của sách cũ. Những cuốn
sách có tựa đề đã lặn vào lớp bìa cài khóa từ lâu; có những cuốn đã năm
mươi năm trời không ai đụng đến và xổ tung trong tay người cầm, keo bên
trong rơi lả tả như những vụn giáp xác tố của côn trùng. Những trang sách
được tô hình những lá dương xỉ đã rã nát từ lâu, bị mối ăn lỗ chỗ như bản đồ
đường ống nước. Chất giấyố vàng mang lại một cảm giác tê tê lâm râm của
axít và dễ dàng vụn ra từng mảnh, hầu như không cảm thấy được giữa
những ngón tay –những cánh bướm giữa hai bờ vĩnh cửu và cát bụi.
Có các số báo của tờ Thời báo Himalayan đóng thành tập, “tuần báo
tiếng Anh duy nhất dành cho Tây Tạng, Bhutan, Sikkim, đồn điền chè ở
Darjeeling, và Dooar,” và tờ Tuần san Minh họa, có lần từng đăng một bài
thơ về bò của Cha Booty.
Dĩ nhiên ở thư viện có cuốn Những ngôi đình xa xôi và Tứ tấu Raj –
nhưng Lola, Noni, Sai và Cha Booty đều nhất trí rằng họ không khoái mấy
nhà văn Anh viết vềẤn Độ; đọc phát buồn nôn; thế nào mà sốt rét và mê