DI SẢN CỦA MẤT MÁT - Trang 329

ngoài chợ như mọi khi, ai cũng biết cả,” người vợ sụt sùi, quay sang nhìn bố
chồng cầu cứu.

Một người đàn bà phản kháng và khóc lóc thì ăn thua gì?

Nhưng ông bố chồng sợ rúm lại. Ông chẳng dám nói gì, chỉ đứng đờ ra

đấy; khó mà phân biệt được đâu là cảm xúc, đâu là nếp nhăn trên mặt ông ta.
Khi nào không say rượu, con trai ông lại đi làm đường trong huyện, vác đá
dưới lòng sông Teesta chất lên xe tải của nhà thầu, đến công trường thì lại
khuân xuống, hoặc đi dọn đất lở cứ liên miên trút xuống theo một chu kỳ bất
tận mỗi khi nước lũ tràn về. Con dâu ông ta cũng đi làm đường cao tốc,
nhưng giờ thì chẳng còn việc làm vì GNLF đã phong tỏa hết các con đường.

“Chị đến tôi làm gì? Đi mà gặp cảnh sát. Họ bắt chồng chị chứ có phải

tôi đâu. Chuyện này đâu phải lỗi của tôi,” ông tòa nói, sẵn sàng trổ tài hùng
biện. “Chị nên đi đi thôi.”

“Ông không thể để chị ấy đến chỗ cảnh sát được,” người đầu bếp nói,

“họ sẽ đánh chị ấy mất.”

Người đàn bà trông đã như bị cưỡng hiếp và đánh đập sẵn rồi. Quần áo

chị ta nhem nhuốc, hàm răng như một hàng hạt ngô thối, vài cái khuyết, vài
cái đen thui, lưng còng xuống vì vác đá – mẫu phụ nữ như vậy là một hình
ảnh quen thuộc ở vùng đồi. Mấy người nước ngoài thậm chí còn từng chụp
ảnh chị ta để làm bằng chứng về sự dị dạng ấy.

George!…! George!” một bà vợ đã choáng váng thốt lên khi thấy ông

chồng tay lăm lăm máy ảnh.

Ông ta vươn người ra khỏi xe: Tách! “Xong rồi cưng…!”

“Giúp chúng con với,” chị ta van nài.

Dường như ông tòa đột nhiên nhớ ra tính cách của mình, mặt ông sắt

lại, và ông im lặng, bịt miệng mình sau một lớp mặt nạ, không nhìn ngang
nhìn ngửa, trở lại với ván cờ.

Ông sực nhớ ra rằng trong cuộc sống, con người ta muốn vững vàng thì

không được phép nghĩ ngợi, bằng không cảm giác tội lỗi và lòng thương hại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.