Cậu đang làm gì và vì sao?
Trước khi ra đi, cậu thậm chí không thắc mắc gì về chuyện đó. Lẽ tất
nhiên, nếu anh đi được thì anh đã đi rồi. Và một khi anh đã đi rồi, lẽ tất
nhiên, nếu được thì anh đã ở lại…
Khi Biju leo những bậc đá khai mùi nước tiểu bước lên mặt đường thì
công viên cũng đã lên đèn, ánh đèn nhòa đi trong bóng chiều chạng vạng –
nhìn lên những ngọn đèn khiến ta có cảm giác như mình đang khóc. Trong
ánh sáng thành phố về đêm như ánh đèn sân khấu ấy, cậu thấy người đàn
ông vô gia cư đang cứng nhắc bước đi như bằng chân giả, đẩy chiếc xe chở
rác sang ngôi lều nhựa bên kia đường, nơi ông ta sẽ chờ đến lúc bão tan.
Biju trở lại Gandhi Café, thấy mình đang dần trở nên trống rỗng. Năm
tháng qua đi, đời cậu chẳng làm nên trò trống gì; ở một nơi đáng ra phải có
gia đình, bạn bè bên cạnh, thì chỉ có mình cậu ngồi đây lù lù chật chỗ. Dù
vậy, một phần khác trong cậu đã lớn lên: ý thức về bản thân, lòng tự thán –
ôi nó sao mà tẻ nhạt. Ngờ nghệch trên đất Mỹ, một thằng lùn cỡ đại, vị
Mạnh Thường Quân của những kẻ bé mọn… Liệu cậu có nên trở lại với một
cuộc sống nơi cậu có thể dứt bỏ tầm quan trọng của bản thân, nơi cậu có thể
từ bỏ quyền làm chủ đối với vận mệnh của mình, một điều luôn bị đánh giá
quá cao, và có lẽ rút luôn ra khỏi sự định đoạt của nó không? Biết đâu cậu sẽ
được tận hưởng sự xa xỉ lớn lao là không nhận thấy bản thân mình nữa.
Còn nếu cậu tiếp tục ở lại đây? Điều gì sẽ đến? Liệu cậu có giống như
Harish-Harry, tạo ra một phiên bản giả tạo của chính mình và dùng thứ mình
đã tạo ra làm đầu mối để ngược về tìm hiểu bản thân? Đối với cậu, cuộc
sống không còn có nghĩa là tồn tại nữa, còn cái chết – nó thì có thể có ý
nghĩa gì với cậu? Cái chết chẳng liên quan gì ở đây cả.
Ông chủ đại lý du lịch Shangri-la mới mở ở cùng dãy nhà với Gandhi
Café mỗi ngày đều gọi một bữa trưa “mặn” đặc biệt: cari cừu, đậu, cơm rau
thập cẩm và kheer. Tên ông ta là Kakkar.
“Arre, Biju,” ông ta chào cậu, vì Biju là người được giao nhiệm vụ đưa
cơm. “Cậu lại cứu tôi khỏi tay nghề nấu ăn của mụ vợ tôi rồi, ha ha. Ta sẽ đổ