Ông J. P. Patel, SS Strathnaver.
Nhưng ông vẫn không ngừng hồi tưỏng: khi tìm thấy cabin cda mình,
Jemu mới biết mình có một anh bạn cùng khoang sinh trưởng tại Calcutta
chuyên sáng tác những bài sonnet bằng tiếng Latin theo lối mười một vần
của Catullus và đóng thành tập mạ vàng mang theo. Mũi người bạn cùng
phòng nhăn lại trước tảng dưa muối của Jemu ủ trong ổ bánh poori; hành, ớt
xanh và muối gói dối trong giấy báo; một quả chuối đã bị nhiệt làm hỏng
dọc đường. Không có thứ hoa quả nào lại chết một cái chết hôi thối và kinh
tởm như chuối, nhưng nó được gói theo để ngộ nhỡ. Ngộ nhỡ GÌ CHỨ?
Jemu thầm hét lên với mẹ.
Ngộ nhỡ dọc đường cậu có đói hoặc ngộ nhỡ cậu phải đợi một lúc lâu
bữa ăn mới được dọn ra hoặc ngộ nhỡ cậu không dám vào phòng ăn trên tàu
vì không biết dùng dao dĩa.
Cậu giận vì mẹ đã lường trước chuyện mất thể diện của cậu và bởi thế
cho nên, cậu thầm nhủ, chỉ tổ càng đẩy nó đến sớm hơn. Nỗ lực tránh cho
con khỏi mất mặt của bà đã thành công trong việc đem lại một lần mất mặt
khác.
Jemu nhặt gói đồ, chạy lên boong, quăng qua mạn tàu. Chẳng nhẽ bà cụ
không thấy sự quê kệch trong hành động của mình sao? Cái thứ tình yêu hèn
mọn, cái thứ tình yêu Ấn Độ, cái thứ tình yêu hôi hám, thiếu mỹ quan –
những con quái vật của đại dương có thể nhận lấy những gì bà cụ đã dũng
cảm gói ghém cho đứa con trai khi trở dậy lòng đầy yếu đuối lúc rạng đông.
Mùi chuối thối tan dần, nhưng hỡi ơi, giờ chỉ còn lại mùi của sợ hãi và
cô đơn nồng đượm.
Trên giưòng trong cabin lúc về đêm, cậu nghe thấy những tiếng động lả
lơi của sóng biển liếm vào thân tàu. Cậu nghĩ đến chuyện mình đã cởi ra nửa
chừng và vội vàng mặc lại quần áo cho ngưòi vợ mới cưới ra sao, chỉ kịp
lướt qua vài đường nét của khuôn mặt ấy khi tuột chiếc pallu qua đầu cô thế
nào. Mới hồi tưỏng lại cảm giác gần gũi của da thịt đàn bà, dương vật cậu đã