“Tôi đang cầm bài thi cuối kì của các em. Học kì trước, tôi đã cho các em
hai tháng để hoàn thành luận văn cuối kì. Lần này, các em có hai tuần.” ổng
dừng lại. “Chà, không vớt vát được gì nữa, tôi đoán thế.” Đoạn ổng bật cười.
“Nói thật, cuối cùng tôi đã quyết định dừng chủ đề này vào tối qua. Nó hơi
trái ngược với bản tính của tôi. Thôi, các em chuyền cho nhau đi.” Khi xấp
giấy đến chỗ mình, tôi liền đọc câu hỏi:
Làm sao các em, đặc biệt là em, có thể thoát khỏi mê hồn trận
khổ sở này? Sau khi đã đánh vật với ba truyền thống tôn giáo cơ
bản, hãy áp dụng tâm hồn vừa được khai sáng của các em với câu
hỏi từ Alaska.
Sau khi ra đề thi, Ông Già nói, “Các em không cần chú trọng vào việc
thảo luận quan điểm của những tôn giáo khác nhau trong luận văn, nên đừng
tốn công nghiên cứu. Kiến thức của các em, hoặc không, đã được thể hiện
trong những bài kiểm tra nhỏ suốt học kì này. Tôi rất muốn xem các em sẽ
làm thế nào đưa được những đau khổ khó nói vào sự thấu hiểu thế giới của
mình, và làm thế nào để sống tiếp với chúng.
“Năm tới, đặt trường hợp phổi tôi còn tốt, chúng ta sẽ học về Lão Giáo,
Hidu Giáo và Do Thái Giáo…” Ông Già ho và rồi bắt đầu cười, thế là lại ho
tiếp. “Lạy Chúa, có lẽ tôi sẽ không sống nổi. Nhưng tôi muốn nói một điều
về ba truyền thống chúng ta đã học năm nay. Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo và
Phật Giáo đều có những người sáng lập—Muhammad, Giê-su và Đức Phật.
Và khi nghĩ về những người sáng lập này, tôi tin chắc chúng ta phải hiểu
rằng mỗi người đều mang theo thông điệp về cội nguồn hi vọng. Từ thế kỉ
thứ bảy ở Ả-rập, Muhammad đã trao ban lời hứa rằng bất kì ai cũng có thể
tìm thấy hạnh phúc và sự sống miên viễn qua lòng trung thành với một Đấng
quyền năng duy nhất. Đức Phật cho ta hi vọng rằng có thể vượt qua đau khổ.
Giê-su gửi đến thông điệp rằng kết thúc sẽ là mở đầu, rằng thậm chí những
người thu thuế và phong cùi, những kẻ bị xã hội ruồng bỏ vẫn tạo nên hi