Khi kết hợp với nhau, ba bộ phận này sẽ tạo thành một vũ khí lợi hại
được đưa thẳng vào nhân tế bào.
Một ARN đóng vai trò tia laser: nó sẽ quét toàn bộ bộ gen để định vị
chính xác vị trí của gen cần loại bỏ.
Khi mục tiêu đã được xác định, ARN còn lại sẽ đến ghép đôi (khớp vào
giống như một khối Lego) với DNA của gen lỗi.
Giờ thì đến lượt enzym hành động. Nó biết cắt chính xác ở chỗ nào.
Giống như trong quân đội, mục tiêu tấn công sẽ được xác định, sau đó
định vị chính xác bằng công nghệ định vị mặt đất. Việc còn lại chỉ là tấn
công bằng tên lửa hành trình có tia laser dẫn đường.
Như vậy, ta có thể loại bỏ một gen, và dừng lại ở đó. Cũng có thể thay
thế một gen bằng một gen khác. Chỉ cần áp dụng cách làm như trên.
Chúng ta vẫn chưa đánh giá được hết khả năng vô tận của công nghệ
này. Không gì vĩ đại bằng việc sở hữu khả năng vô song can thiệp vào toàn
bộ sự sống một cách đơn giản như vậy. Bằng cách loại bỏ gen lỗi, và/hoặc
thay thế nó bằng gen khác, ta có thể chữa khỏi vô số bệnh. Ai mà lại từ chối
chứ? Người ta có thể tạo ra nền nông nghiệp hiệu quả hơn, các loại thực
phẩm tốt hơn cho sức khỏe. Ai mà lại đi phàn nàn cho được? Bằng cách can
thiệp vào nguồn gen, ta có thể “biên tập lại”, tức là biến đổi con người, thậm
chí tạo ra những con người mới, cao lớn hơn, cơ bắp hơn, thông minh hơn…
Ai sẽ chấp nhận điều đó?
Quay lại những con côn trùng mang ký sinh trùng trên người và trở
thành trung gian truyền bệnh, như đám muỗi thân thiết của chúng ta, đây là
đối tượng hàng đầu để áp dụng công nghệ CRISPR-Cas9. Đối với muỗi, ta
hoàn toàn có thể cấy gen mới vào bộ gen của chúng để ngăn chặn chúng gây
hại.
Vậy là xuất hiện thêm một kỹ thuật nữa, ứng dụng từ công nghệ nói
trên, và cũng làm đảo lộn không kém các quy luật vĩnh cửu của sự sống.
Chấm hết với đám muỗi hay chủng ngừa cho chúng?