ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA LOÀI MUỖI - Trang 37

Claude Combes, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới chuyên

nghiên cứu về ký sinh trùng, đã đưa ra hàng nghìn ví dụ về câu chuyện
chuyển chỗ ở

*

của chúng.

Sán lá là những loài ký sinh rất nhỏ. Sán Halipegus ovocaudatus chẳng

hạn, vì muốn được bảo vệ, được ấm áp, giữ ẩm, nên đã chọn sống… dưới
lưỡi của loài ếch xanh, một nơi ở đáp ứng mọi mong đợi của chúng.

Nhưng để khởi động chu trình sinh sản, chúng sẽ phải sớm rời bỏ cái tổ

êm ái đó. Ấu trùng sán lá bị đuổi thẳng khỏi tổ và ném xuống nước. Không
thích sự cô độc, nó nhanh chóng tìm cách ký sinh ở một vật chủ khác: một
con nhuyễn thể nào đó. Sau vài lần cãi cọ, hoặc cơm không lành canh không
ngọt, nó lại chuyển nhà, quay lại đầm nước. Nhưng mà ở đầm nước thì cũng
lại vẫn ghét cô độc. Nên lại chuyển nhà, nhanh nhất có thể, lần này thì là
một loài giáp xác nhỏ bé nào đó. Và lại nhanh chóng chuyển chỗ sang một
con… chuồn chuồn, cũng đang ở giai đoạn ấu trùng.

Như dự tính, ấu trùng chuồn chuồn nở thành chuồn chuồn. Và trong lúc

đó, ấu trùng sán nở thành sán. Mọi việc tưởng chừng ổn thỏa nếu bỗng một
ngày không có một con ếch ghé qua. Và nhanh chóng chộp cả đôi vào họng.
Và thế là Halipegus của chúng ta lại quay trở lại cái nôi gia đình thân
thương ở dưới lưỡi con ếch xanh.

Loài nhện tí hon Histiostoma laboratorium thì lại thích ruồi. Để có chỗ

ở và có đồng minh, nó không muốn loài nào khác. Vậy nên nó chẳng ngại
ngần nhảy thật cao có thể để gặp con ruồi của mình. Và nó có thể bật cao tới
năm xăng ti mét. Nếu tính tỷ lệ kích thước cơ thể, độ cao này tương đương
với con người bật lên được ba trăm mét. Có người phụ nữ nào, đứng trên
đỉnh tháp Eiffel, lại đủ sức cưỡng lại một người tình có thể tự nâng mình lên
bằng cách đó để thể hiện ngọn lửa tình yêu?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.