V
H
ôm sau, hai bà dì bắt tay vào một công việc khó khăn, tế nhị trong phòng
của Helen Lester.
Với những ngón tay cứng đờ của bà già, họ kiên nhẫn thử viết một lá thư
giả, lá thư đã hẹn với người bệnh.
Hai bà không thành công ngay từ lần đầu, nhưng dần dần, sau nhiều phen
thất bại, họ đạt được một ít tiến bộ. Có ai ở đây để chứng kiến vở bi hài kịch
này, và trớ trêu thay, hai bà lão lấy làm đau khổ vì việc làm tận tuỵ của họ.
Lắm lúc, những giọt nước mắt của hai bà nhỏ xuống làm hoen ố tờ giấy.
Thỉnh thoảng một chữ viết vụng gây nên một sự ngờ vực cho lá thư đáng lẽ
được đem đi. Nhưng cuối cùng, dì Hannah đã thảo được một lá thư, nét chữ
gần giống nét chữ của Helen Lester, có thể chấp nhận, dù dưới cái nhìn hoài
nghi. Trong thư, có rất nhiều chữ, nhiều tiếng âu yếm, những tiếng mà con
bé quen dùng từ ngày nó biết nói. Dì Hannah đem lá thư tới cho bà mẹ, bà
mẹ vồn vã đón nhận tin vui, ấp lá thư lên trên ngực, đọc đi đọc lại những
tiếng xinh xắn, dễ thương, lặp lại với sự âu yếm đoạn cuối: “Mẹ yêu dấu của
con, giá con được thấy mẹ, hôn đôi mắt mẹ, nghe hai cánh tay mẹ ôm lấy
con. Con lấy làm sung sướng những giờ tập dương cầm của con không quấy
rầy mẹ. Mong mẹ chóng bình phục. Mọi người đều tử tế với con, nhưng con
vẫn cảm thấy cô đơn vì không có mẹ bên cạnh”.
— Con bất hạnh của tôi! Tôi thấu hiểu nỗi lòng của nó. Nó không được
hoàn toàn hạnh phúc nếu không có tôi... và tôi, tôi sống nhờ ánh sáng đôi
mắt của nó! Dì ơi! dì bảo nó cứ tập dương cầm đi, cháu không nghe được
tiếng đàn từ xa, cũng không nghe được tiếng hát trong trẻo của nó. Có ai biết