DỊCH HẠCH - Trang 115

cũng thích thú theo dõi công việc cần mẫn của Grăng giữa lúc dịch hạch
hoành hành. Cuối cùng, cả hai người cũng cảm thấy bớt căng thẳng.

“Nàng kỵ sĩ thế nào rồi?”, Taru thường hỏi anh như vậy. Và bao giờ

Grăng cũng một mực: “Nàng đi nước kiệu, đi nước kiệu”, một nụ cười gắng
gượng trên môi. Một buổi tối, Grăng tuyên bố dứt khoát bỏ tính từ “kiều
diễm” khi nói về nàng kỵ sĩ và từ nay sẽ dùng “mảnh mai”. “Như thế sẽ cụ
thể hơn”, anh nói thêm. Lần khác, anh đọc cho hai vị thính giả của mình
câu văn mở đầu được chữa lại như sau: “Vào một buổi sáng tháng năm đẹp
trời, một nàng kỵ sĩ mảnh mai ngồi trên lưng một con ngựa hồng uy nghi
lướt trên những lối đi đầy hoa trong rừng Bulônhơ”.

- Có phải như thế người ta nhìn thấy nàng rõ hơn không? Grăng hỏi.

Sau đó, anh rất băn khoăn về tính từ “uy nghi”. Theo anh, từ đó chẳng

nói lên được gì cả và anh đi tìm cái từ nào có thể “chụp ảnh” ngay tức khắc
con ngựa cái rực rỡ trong tưởng tượng của anh. “Béo tốt” thì không ổn, vì
nó cụ thể nhưng hơi thông tục. “Lấp lánh” đã hấp dẫn anh một lúc nhưng
âm điệu lại không ổn. Một buổi tối, anh hoan hỉ tuyên bố đã tìm được: “Một
con ngựa hồng màu đen”. Theo anh, màu đen miêu tả kín đáo sự thanh nhã.

- Không được, Riơ bảo.

- Vì sao?

- “Hồng” không chỉ giống ngựa, mà chỉ màu sắc.

- Màu gì?

- Màu gì đi nữa thì cũng không phải là màu đen.

Grăng tỏ vẻ rất xúc động:

- Cảm ơn, may sao có các ông. Nhưng các ông thấy khó biết chừng

nào!

- Dùng từ “lộng lẫy” thì ông thấy sao? Taru hỏi.

Grăng nhìn anh và nghĩ ngợi:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.