bà trung hậu đều nói: “Cầu mong Chúa ban cho nó những cái hạch xoài”.
Cũng như những người đàn bà ấy, người tín đồ đạo Cơ đốc biết phó mặc
mình cho ý chí của Chúa, dù ý chí đó, không sao hiểu được. Không thể nói:
“Cái đó, tôi không hiểu; nhưng cái này thì không thể chấp nhận”. Phải nhảy
vào cái trung tâm cái không thể chấp nhận được đặt ra cho chúng ta ấy,
chính là để làm công việc lựa chọn của mình. Nỗi đau đớn của trẻ em là
miếng bánh cay đắng của chúng ta, nhưng không có thứ bánh ấy, thì tâm
hồn chúng ta sẽ chết vì cái đói tinh thần.
Đến đây, bắt đầu nổi lên tiếng ồn ã vốn thường xuất hiện mỗi khi cha
Panơlu ngừng lời. Nhưng bất giác nhà truyền giáo tiếp tục nói, giọng mạnh
mẽ hơn, và như thể muốn hỏi vào địa vị các thính giả thì nên có thái độ ra
sao. Chắc hẳn người ta sẽ thốt lên cái từ “định mệnh” khủng khiếp. Nhưng
ông sẽ không lùi bước trước cái từ ấy nếu ông được phép ghép thêm vào đó
tính từ “tích cực”. Dĩ nhiên, và một lần nữa, không nên bắt chước các tín đồ
Cơ đốc giáo Abixxini mà ông đã nói tới. Thậm chí, không nên nghĩ tới việc
bắt chước những người bị dịch hạch ở Ba Tư không họ cho đàn chó dữ đuổi
theo những người Cơ đốc giáo trong các tổ chức y tế, và lớn tiếng cầu Chúa
bắt những kẻ dị giáo đó phải chịu dịch bệnh vì chúng muốn chống lại tai
họa do Chúa ban phát. Nhưng ngược lại, cũng không nên bắt chước các tu
sĩ ở Cairô: trong những đợt dịch hạch thế kỷ trước, trong lúc ban thánh thể,
họ lấy những cái cặp gắp bánh thánh để tránh tiếp xúc với những cái miệng
ướt át và nóng bỏng có thể có mầm mống dịch bệnh. Những người bị dịch
hạch ở Ba Tư và các tu sĩ ở Cairô đều phạm tội. Vì, đối với những người
thứ nhất, nỗi đau đớn của trẻ em không có nghĩa lý gì, và ngược lại đối với
những người thứ hai, thì lòng sợ hãi - rất người - đối với đau đớn đã lấn át
tất cả. Trong cả hai trường hợp, người ta đã tránh né vấn đề. Họ đều bỏ
ngoài tai tiếng nói của Chúa. Nhưng Panơlu muốn nhắc tới những tấm
gương khác. Theo lời người kể lại vụ dịch hạch lớn ở Marxây, thì trong số
tám mươi mốt nhà tổ chức hành ở tu viện Marxây, chỉ có bốn người sống
sót sau dịch bệnh. Và trong số bốn người ấy, thì ba bỏ trốn. Những người
viết ký chỉ nói có vậy và theo chức năng nghề nghiệp không bình luận gì