lâu này, ai cũng đều là mẫu thân nuôi của nàng cả. Sau này, các “mẫu
thân”, người thì chuộc thân, có người lại được thương nhân mua về làm
tiểu thiếp, có người vẫn bám trụ lại trong thanh lâu, sống cuộc đời cô
quạnh, chỉ dựa vào việc dạy các tiểu cô nương mới mua về gảy đàn hát
xưởng kiếm chút tiền qua ngày.
Bất luận là ra đi hay ở lại, thì bọn họ cũng đều kéo lấy nàng ta, dặn
nàng ta cùng một câu: “Nam nhân trên đời này, chẳng kẻ nào là người tốt.
Vậy nên Yên Chi à, ngươi phải trở thành người có tiền. Đến khi nào có tiền
rồi, ngươi sẽ phát hiện, thì ra tiền có thể mua được mọi thứ trên đời, bao
gồm cả nam nhân”.
Những lời này, Yên Chi đều tin, cho nên nàng ta luôn tìm đủ mọi cách
để kiếm tiền, còn tính về sau sẽ nuôi một tình nhân.
Nam hoan nữ ái, là đạo lý muôn thuở, vả lại nam nhân có tiền nuôi rất
nhiều tiểu thiếp, so với đó, nàng ta chỉ nuôi một tình nhân thì đâu có gì
đáng kinh ngạc.
Song mọi điều xảy ra dường như là để kiểm chứng cho lời của các
“mẫu thân”. Yên Chi đã từng phải lòng ba người, mà người nào cũng được
nàng ta đối đãi hết sức dịu hiền: Lúc đói thì nấu cơm cho ăn, trời lạnh thì
may áo, quan tâm hết mực. Kết quả, bọn chúng chỉ hòng cuỗm hết số tiền
mà nàng ta có, sau đó thì dứt áo quay lưng đi tìm những tiểu cô nương trẻ
đẹp khác.
Yên Chi nuôi tình nhân là định nuôi cả đời, hai người cùng nhau
chung sống cho tới chết. Chứ nàng đâu muốn nuôi cả tình nhân mới của
bọn họ.
Trải qua ba lần hợp tan, tuổi tác của Yên Chi cũng lớn dần, trái tim
cũng dần nguội lạnh. Nhìn gió mưa triềm miên bên ngoài, nàng ta lại đâm
lo sau này về già, năm trên giường bệnh ngay đến người chăm lo thuốc