nổi lên trên bề mặt. Trong khi đó nước trên bề mặt thì lại mát và nặng hơn,
nên chìm xuống dưới để lấp vào chỗ trống đó. Đôi khi có những hiến tượng
y hệt như bão nhiệt đới, nhưng ở trong lòng đại dương. Đó là những xoáy
nước lớn rất mạnh.
- Cái bướu lớn sát đáy biển là gì thế? - Corky chỉ tay vào vùng đáy biển khá
rơng lồi lên như nhà mái vòm, phập phồng như cái bong bóng lớn. Tâm của
dòng nước xoáy nằm ngay bên trên nó.
- Chỗ lồi lên đó là vòm nham thạch. - Tolland nói. - Nham thạch phun ra từ
đáy đại dương.
Corky gật gù:
- Trong như cái hậu môn khổng lồ.
- Đó cũng là một cách so sánh.
- Nếu nó phun trào lên thì sao?
Tolland nhíu mày, ông nhớ lại sự kiện magma phun trào nổi tiếng năm
1986 ở vùng biển Juan de Fuca Ridge. Hàng ngàn tấn magma ở nóng 12
ngàn độ C bỗng bị phun vọt lên tận mặt biển, và lập tức tạo ra một xoáy
nước xiết khổng lồ. Các dòng hải lưu trên biển lập tức chảy mạnh do xoáy
lan lên tận mặt biển với tốc độ chóng mặt. Tối nay Tolland không muốn kể
cho Corky và Rachel nghe những gì xảy ra tiếp sau đó.
- Các vòm magma ở vùng biển Atlantic thường không đột ngột phun mạnh
lên. - Tolland nói. - Nước lạnh liên tục chảy qua miệng vòm làm nó nguội
đi, và đá cứng lại, khiến cho magma bị nén chặt bên dưới lớp đá cứng. Cuối
cùng cả magma cũng nguội đi nốt, và xoáy nước cũng biến mất. Các vòm
magma thường không có gì nguy hiểm cả.
Corky chỉ quyển tạp chí cũ nhàu nát ai đó để ngay gần chiếc máy tính bên
cạnh họ:
- Thế chẳng lẽ Tạp chí Khoa học Hoa Kỳ đăng chuyện khoa học viễn tưởng
hay sao?
Tolland trông thấy trang bìa. Ông nhíu mày, chắc ai đó đã lấy cuốn tạp chí
này từ tủ sách trên tàu Goya. Số xuất bản tháng Hai năm 1999. Trên bìa
trước là tranh vẽ một tàu chở dầu lớn bị lọt vào giữa xoáy nước khổng lồ.
Dòng tít chạy ngang qua bức tranh: VÒM MAGMA - SÁT THỦ NGẦM