công chúng và giới truyền thông rất hay thất bại trong việc chú ý đến màn
chơi bẩn mà các cá nhân và tổ chức thực hiện thông qua trung gian. Đa số
chúng ta đều không thành công trong việc buộc tội người khác vì những
hành vi xấu xa gián tiếp của họ. Quan điểm này đã được kiểm chứng một
cách cụ thể hơn bởi Max và đồng nghiệp trong một thử nghiệm nhằm tái
tạo lại môi trường diễn ra câu chuyện của Merck.
Những người tham
gia thí nghiệm đọc đoạn văn sau:
Một công ty dược phẩm lớn X có một loại thuốc trị ung thư đem lại lợi
nhuận thấp. Sản phẩm có chi phí cố định cao và thị trường hẹp. Tuy nhiên,
những bệnh nhân đã dùng thuốc thì lại rất cần nó. Hãng dược sản xuất loại
thuốc này với 2,50 đô-la/viên (bao gồm toàn bộ các chi phí) và bán ra với
giá chỉ 3 đô-la/viên.
Người tham gia nghiên cứu được chia thành hai nhóm. Thành viên của
một trong hai nhóm được yêu cầu đánh giá tính đạo đức của hành động sau:
A. Công ty dược phẩm lớn đó đã tăng giá sản phẩm từ 3 đô-la một
viên lên 9 đô-la một viên.
Nhóm còn lại được yêu cầu đánh giá tính đạo đức của một hành động
khác:
B. Công ty dược X đã bán bản quyền loại thuốc đó cho một hãng dược
nhỏ hơn. Để bù lại chi phí, hãng dược Y đã tăng giá bán lên 15 đô-la một
viên.
Như chúng tôi dự đoán, những người đọc hành động A đánh giá hành
vi của công ty dược một cách khắc nghiệt hơn những người đọc hành động
B, mặc dù hành động A tạo ra ít tác động tài chính cho bệnh nhân hơn.
Cần lưu ý rằng những người tham gia thí nghiệm này chỉ phản ứng với
một trong hai lựa chọn chứ không phải cả hai (các nhà nghiên cứu gọi đây