là “phản ứng lựa chọn tình huống” “kiểu giữa- các-đối-tượng”). Sau đó
chúng tôi cho một nhóm thứ 3 xem cả hai hành động và yêu cầu họ đánh
giá xem hành động nào là xấu xa hơn. Lúc này kết quả lại ngược lại: Khi
họ có thể so sánh cả hai tình huống, những người tham gia nhìn nhận hành
động B có vấn đề về đạo đức hơn hành động A. Kết luận này phù hợp với
một nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy cách đánh giá “đồng hành” hoặc
“cùng nhau” này cho ra các nhận xét chính xác và lý trí hơn so với kiểu
đánh giá “riêng rẽ” (mỗi lần một thứ). Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhận
thấy rằng đa số những hành động có vấn đề về đạo đức trên thực tế thường
xuất hiện từng cái một.
Chúng tôi đã tái hiện kết quả này trong các lĩnh vực khác ngoài ngành
dược, ví dụ như kiểm soát mức ô nhiễm và đất nhiễm độc. Chúng tôi liên
tục nhận thấy rằng khi các thành viên tham gia nghiên cứu đánh giá một lựa
chọn, họ hoàn toàn bỏ qua hành vi sai trái của một tổ chức khi nó thực hiện
hành động đó thông qua trung gian. Nhưng khi họ được yêu cầu so sánh
một hành động gián tiếp với một hành động trực tiếp, họ có thể nhìn thấu
sự gián tiếp đó và đưa ra các đánh giá dựa trên mức độ nghiêm trọng của
hậu quả gây ra bởi hành động đó
.
Hơn thế, khi chúng tôi làm cho mục
đích của hãng dược nọ khi thực hiện hành động gián tiếp đó trở nên rõ ràng
hơn bằng cách khẳng định rằng hãng đã hiểu rõ hàm ý của việc bán rẻ loại
thuốc đó và rằng nó sẽ mang lại lợi ích- thì những thành viên đánh giá hành
động gián tiếp này một cách riêng rẽ vẫn cho rằng nó ít sai trái hơn hành
động trực tiếp.
Cuối cùng, một nhà kinh tế học, Luke Coffman đã biến câu hỏi của
chúng tôi thành một trò chơi mang tính thí nghiệm với mục đích tìm hiểu
xem những người chơi sẽ trừng phạt đối tượng thực hiện hành động sai trái
một cách gián tiếp và trực tiếp như thế nào.
gọi là “trò chơi bốn-nhà-cầm- quyền”. Trong một trò chơi hai người thông
thường, người chơi A được trao cho một số tiền nhất định và phải lựa chọn
giữa việc cho người chơi C toàn bộ, một ít hoặc không một đồng nào trong