đức đó chính là việc nó bị phát hiện. Chúng ta phải xác định rằng những
nhà điều hành cấp cao có trách nhiệm với hành vi của nhân viên khi mà các
bằng chứng đều cho thấy rằng công ty của họ đã dung nạp các hành vi trái
đạo đức. Đáng tiếc là, nghiên cứu về đạo đức hành vi đã cho thấy hàng loạt
chứng cớ rằng người ngoài cuộc không hề chú ý đến hành động xấu của
những kẻ thực hiện chúng thông qua một đơn vị trung gian.
Hành vi thiếu đạo đức trên triền dốc trơn trượt
Có một câu chuyện dân gian thú vị rằng: nếu bạn đặt một con ếch vào
một cái nồi đầy nước sôi bên trong, con ếch sẽ nhảy ra ngay lập tức. Tuy
nhiên, nếu bạn đặt con ếch vào một cái nồi chỉ có nước ấm và từ từ tăng
dần nhiệt độ của nước lên, con ếch sẽ không phản ứng với sự thay đổi nhiệt
độ dần dần này và kết quả nó sẽ bị luộc chín. Câu chuyện này nghe có vẻ
hoang đường, nhưng nó lại là một ví dụ tiêu biểu cho thất bại của hầu hết
mọi người trong việc nhận ra sự phai mờ dần dần của các chuẩn mực đạo
đức. Như chúng tôi đã đề cập ở chương trước, hành vi thiếu đạo đức của
chúng ta thường xảy ra trên các triền dốc trơn trượt. Chúng ta thường viện
cớ để biện hộ cho bản thân khi gây ra một lỗi lầm nhỏ và thường có xu
hướng cho phép bản thân thực hiện những vi phạm này càng ngày càng
nhiều hơn.
Các nghiên cứu về đạo đức hành vi cũng chỉ ra rằng con người cũng
thường không nhận ra triền dốc trơn trượt trong hành vi thiếu đạo đức của
người khác. Trong câu chuyện quỹ của Bernard Ma- doff, cộng đồng đầu tư
chuyên nghiệp mở rộng và Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ
(SEC) cũng không nhận thấy rằng hiệu suất từ quỹ của Madoff là không
trùng khớp. Vì sao? Một phần của câu chuyện nằm ở sự thúc đẩy mù
quáng. Một phần khác là vì sự gian lận này diễn ra từ từ, ít nhất là hơn chu
kỳ 15 năm. Khi sự gian lận xảy ra trên một triền dốc trơn trượt, tính bất khả
thi của lợi nhuận như trường hợp của Madoff thường dễ dàng bị bỏ qua.