2. Thực hiện những hành vi nguy hiểm.
3. Quá tập trung vào các động lực bên ngoài mà quên đi nội lực bên
trong.
4. Điều mà chúng tôi cho rằng quan trọng nhất là thực hiện nhiều hành
vi thiếu đạo đức hơn bình thường.
Hãy thử xem xét một tình huống khác: cuộc khủng hoảng kinh tế gần
đây và sự liên quan của nó với hệ thống trao thưởng sai lầm. Việc Tổng
thống Bill Clinton muốn gia tăng số lượng người sở hữu nhà bằng cách trao
thưởng cho những người mua nhà và cho vay tiềm năng là một ví dụ. Hệ
thống quản lý của Clinton đã “đi một con đường dài và lố bịch” để thực
hiện mục tiêu này tại Mỹ, thúc đẩy hình thức thanh toán theo hình thức đặt
cọc một số tiền tương đối nhỏ để ép người cho vay trao các khoản nợ thế
chấp cho những người mua không đủ tiêu chuẩn, theo như lời của Peter
Coy – biên tập tờ Bussiness Week. “Giờ thì đã rõ ràng rằng sự suy đồi của
hệ thống cho vay tiêu chuẩn đã “thổi” giá lên do nhu cầu của người dân
tăng cao.” Coy viết, “Và sau đó là dẫn đến làn sóng vỡ nợ của những người
mà lẽ ra ngay từ đầu đã không nên mua nhà.”
Sự gia tăng số lượng người sở hữu nhà ở Mỹ có thể là một thành công
đáng khen ngợi, nếu như cách thức thực hiện có đạo đức hơn. Nhưng
Clinton và những người cùng thúc đẩy dự án này đã bỏ qua tình huống là
mục tiêu này có thể thay đổi cách hành xử của con người theo hướng ít
được mong đợi. Trong trường hợp này, việc mục tiêu gia tăng số lượng
người sở hữu nhà đã vô tình thúc đẩy các hành vi cho vay thiếu đạo đức
của các ngân hàng và các quyết định mang tính nguy hiểm của khách hàng.
Những hệ thống trao thưởng nhân tạo bắt buộc bao gồm mức hứng thú thấp
và hình thức thanh toán đặt cọc chính là nguyên nhân của những quyết định
tồi tệ xuất hiện ào ạt trong thời kỳ này.