khía cạnh đạo đức sẽ phai mờ dần khỏi các quyết định và các quyết định sẽ
chỉ còn mang tính thực tế với sự lên ngôi của các hành vi sai quy chuẩn.
Không chỉ bản thân hệ thống này có những sai lầm của nó, mỗi cá
nhân chịu ảnh hưởng của hệ thống này cũng thường tìm cách để giảm thiểu
sự ảnh hưởng của nó đối với bản thân. Hãy thử xem xét hiện tượng “tâm
thần kháng” (psychological reactance) – một xu hướng phổ biến của việc
giới hạn tự do của con người. Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng nỗ
lực điều khiển hành vi của con người thường thất bại vì con người sẽ nỗ lực
hơn gấp đôi để đòi quyền tự do khi cảm thấy quyền này bị đe dọa. “Trái
cấm” – dù là một trò chơi dành cho trẻ con hay một sở thích lãng mạn “khó
theo đuổi” – đều sẽ trở nên hấp dẫn hơn nếu nó là thứ hiếm. Hệ thống đánh
giá mức độ tuân thủ luật lệ cũng tạo ra hiệu ứng tương tự. Khi các nhân
viên cảm thấy bị điều khiển quá mức bởi hệ thống này, các hành vi phá luật
đột nhiên sẽ trở nên hấp dẫn hơn với họ, chỉ đơn giản là vì nó là hành vi bị
cấm. Để phá bỏ những hạn chế trong hệ thống này, các nhân viên thường có
xu hướng cố gắng làm nó yếu đi, bỏ qua nó hoặc cố gắng tìm cách đánh lừa
nó để đánh bại nó bằng mọi giá.
Khi hệ thống này còn đang hiện hành, tỉ lệ thất bại của nó cao đến bất
ngờ và thường có giá rất đắt đối với những ông chủ bỏ tiền mua. Nhưng sự
nguy hiểm chính của hệ thống này nằm ở sự lắt léo của nó trong quá trình
thực hiện quyết định. Đột nhiên, thay vì nghĩ xem nên làm điều gì cho
đúng, những nhân viên chỉ tập trung vào việc tính toán chi phí và ích lợi
của hai hành vi tuân thủ luật và vi phạm luật và cố gắng đánh bại hệ thống
này.
Làm thế nào để các tổ chức có thể giảm thiểu các hành vi thiếu đạo
đức một cách hiệu quả thay vì làm nó trầm trọng thêm? Như chúng tôi đã
thảo luận, một cuộc kiểm tra không chính thống các giá trị của một tổ chức
dưới góc nhìn đạo đức hành vi sẽ giúp ta xác định được khi nào những hệ
thống này thực sự hoạt động. Những nhà quản lý cũng cần tỉnh táo để tránh