“áp đặt” đạo đức bằng các sắc lệnh, hoạt động giám sát và các hệ thống
hành pháp. Thúc đẩy các khuôn khổ đề cao tính đạo đức hơn thay vì tính
tuân thủ luật lệ trong các quyết định sẽ giúp các nhân viên luôn nhận thức
được rõ khía cạnh đạo đức trong mọi quyết định của mình. Thêm vào đó,
những người lãnh đạo nên khuyến khích nhân viên của mình đặt ra một câu
hỏi quan trọng trong những tình huống có nhiều lựa chọn: “Liệu quyết định
này sẽ dẫn đến điều gì?”
Khi làm điều tốt trở thành cái cớ để cư xử không đúng đắn
Chúng ta biết rằng có không ít tổ chức phi lợi nhuận đang ngày đêm
làm việc với mục đích giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn, điều đó có thể dẫn
đến việc nhiều người hiểu nhầm những thành công của họ. Họ cung cấp
thông tin một cách có chọn lọc để lý tưởng hóa tổ chức của họ và thậm chí
còn sửa đổi thông tin trước khi đưa ra công chúng. Những tổ chức này
thường được điều hành bởi những người tốt – những người không muốn
đánh lừa công chúng bằng việc thực hiện những hành vi họ sẽ làm nếu vận
hành các tổ chức vì lợi nhuận. Ví dụ, không thể so sánh họ với những
người điều hành nền công nghiệp thuốc lá – những kẻ cố ý thực hiện các
chiến dịch gây nhiễu thông tin để công chúng hoang mang về tác hại của
việc hút thuốc. Thay vào đó, họ tập trung vào việc thể hiện những việc tốt
họ đã làm để biện hộ cho sự thiếu trung thực của các lãnh đạo tổ chức phi
lợi nhuận trong việc quyên góp thêm nhiều quỹ phục vụ cho những mục
đích tốt đẹp. Ở chương 1, chúng tôi đã miêu tả một cuộc thí nghiệm mà ở
đó mỗi cá nhân được trao cơ hội để gian lận trong bài kiểm tra toán. Những
nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khả năng gian lận sẽ cao hơn nếu số tiền
gian lận được sử dụng cho mục đích từ thiện chứ không phải cho tư lợi cá
nhân.
Tương tự, nghiên cứu đạo đức hành vi trong lĩnh vực bồi thường đạo
đức và cân bằng đạo đức đã cho thấy nỗ lực của tổ chức phi lợi nhuận trong
việc thúc đẩy các hành vi có đạo đức cũng có liên quan đến sự gia tăng