hành vi thiếu đạo đức.
Theo những học thuyết này, chúng ta cố gắng
duy trì sự cân bằng của tính đạo đức bằng việc thực hiện những hành vi thứ
yếu, bù thêm có liên quan đến đạo đức. Vì các hành vi đạo đức của chúng
ta có tính linh hoạt nên khi ta thực hiện hành vi đạo đức, ta có cảm giác như
đó sẽ là “cái cớ” có thể sử dụng để thực hiện những hành vi thiếu đạo đức
trong tương lai. Ngược lại, khi ta hành xử thiếu đạo đức, ta sẽ có động lực
để trở nên đạo đức hơn trong tương lai. Ví dụ, khi được nhắc nhở về tính
nhân đạo vốn có trong mỗi con người, số tiền quyên góp được cho các quỹ
từ thiện sẽ giảm đi.
Ngược lại, khi con người ta cảm thấy mình đã vi
phạm đạo đức, họ sẽ có xu hướng giúp đỡ người khác nhiều hơn.
nghiên cứu gần đây của Ann và đồng sự cho thấy nhiều bằng chứng hơn về
hiện tượng này. Trong nghiên cứu này, những người tham gia được đề nghị
hãy nhớ lại những hành động tốt mình đã làm để xây dựng hình ảnh đạo
đức bản thân một cách hoàn hảo hơn, chẳng hạn như cống hiến của họ
trong việc bảo vệ môi trường và chỉ một đôi lần có hành động hủy hoại môi
trường. Những người này có xu hướng ít ủng hộ việc cắt giảm khí thải tạo
ra hiệu ứng nhà kính hơn những người bị yêu cầu nhớ lại những hành vi
xấu họ đã làm (ngược lại với trường hợp trên).
Kết quả nghiên cứu dẫn đến một ví dụ cụ thể và chi tiết của sự xung
đột lợi ích. Ở chương 5, chúng tôi đã thảo luận vấn đề xung đột lợi ích sẽ
xuất hiện khi những tư vấn viên, chẳng hạn như kiểm toán viên, có xu
hướng đánh giá sai mức độ của vấn đề và tha thứ cho những hành vi thiếu
đạo đức hoặc khi chính bản thân họ hành xử thiếu đạo đức. Khi những vụ
xì căng đan liên quan đến vấn đề xung đột lợi ích bùng nổ, các công ty, tổ
chức hoặc chính phủ thường ngay lập tức đưa ra những yêu cầu chi tiết
buộc các tư vấn viên phải giải trình động cơ của sự xung đột lợi ích này cho
khách hàng của họ. Yêu cầu của Luật Sarbanes – Oxley về việc các công ty
và kiểm toán viên của các công ty đó phải giải trình xung đột lợi ích đã
được dự báo trước là một cách thức để đạt được mục tiêu giữ gìn sự minh
bạch và gia tăng tính trung thực của các công ty. Hầu hết mọi người đều tán
thành việc yêu cầu công khai thông tin trong khi vẫn để các chuyên gia