đảm bảo họ sẽ tập luyện chứ không bị chi phối bởi “cái tôi luôn muốn” và
đi xem tivi.
Khi phải đối mặt với những tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo
đức, ta có thể sử dụng những chiến lược tương tự để kiềm chế “cái tôi luôn
muốn” gây ảnh hưởng tới các quyết định của mình. Những nghiên cứu về
hiện tượng cam kết ngày càng phổ biến này – sự trì hoãn quay lưng lại
những hành động đã được định sẵn của ta – cho thấy những cá nhân công
khai chỉ đi theo một hướng hành động ngay lập tức sẽ tiếp tục những hành
động ấy còn những người không có cam kết lại không.
cam kết với những lựa chọn đạo đức đã định trước của mình bằng cách chia
sẻ nó với những cá nhân khách quan mà bạn tôn trọng ý kiến và bạn tin là
rất có đạo đức. Nhờ vậy mà bạn có thể có những cam kết và tăng khả năng
đưa ra các quyết định mà bạn có ý định hoặc muốn làm.
Đưa ra quyết định: hãy hướng đến “cái tôi nên làm”
Ngoài việc chuẩn bị đương đầu với sức mạnh của “cái tôi luôn muốn”
khi quyết định, cũng có những cách khác giúp cho bạn hướng đến “cái tôi
nên làm”. Ví dụ khi những suy nghĩ trừu tượng chiếm lĩnh tâm lý ta khi ta
phải đoán trước về những hành động của mình, sẽ rất hữu ích nếu ta dùng
những suy nghĩ trừu tượng ấy làm kim chỉ nam khi ta ở tình huống thật.
Tập trung vào những khía cạnh cấp cao hơn về các tình huống khi ta phải
đưa ra quyết định có thể là một cách giải quyết vấn đề.
các nhà nghiên cứu có thể giúp một người giảm những cám dỗ của một
chiếc bánh pre el bằng cách khiến suy nghĩ của người ấy (cụ thể là về vị
ngon của chiếc bánh) bị xao nhãng và tập trung vào các vấn đề trừ tượng
hơn. Họ yêu cầu những đối tượng nghiên cứu phải nghĩ về một bức ảnh
bánh pre el chứ không phải chính chiếc bánh.
nghiệm kẹo dẻo” nổi tiếng, người ta đặt một đứa trẻ ở một mình trong căn
phòng chỉ có một chiếc kẹo dẻo trên đĩa.
Một người lớn cho đứa trẻ hai
lựa chọn: một là ăn chiếc kẹo trước khi người lớn quay lại và sẽ không