với chỉ một lựa chọn – “Tôi có nên hành động thiếu đạo đức hay không?” –
đến việc đưa ra một quyết định sau khi cân nhắc các lựa chọn. Dựa vào
nghiên cứu của mình, Max, Ann và đồng nghiệp đã đưa ra ý kiến rằng “cái
tôi nên làm” thường chiếm lĩnh tâm trí một người sắp phải đưa ra quyết
định nếu người này có cơ hội đánh giá nhiều lựa chọn trong một thời điểm.
Ví dụ, khi một người đánh giá hai lựa chọn trong cùng một thời điểm –
một sự cải thiện về chất lượng không khí (điều nên nghĩ đến) và các tiện
nghi khác ví dụ như một chiếc máy in (điều muốn nghĩ đến) – thì người ấy
thường sẽ đi theo lựa chọn có thể tối đa hóa những lợi thế chung (cải tiến
chất lượng không khí). Ngược lại, khi những đối tượng nghiên cứu đánh
giá các lựa chọn riêng biệt, họ thường chọn máy in hơn.
vậy, khi lựa chọn giữa hai ứng cử viên chính trị, một người thì chính trực
hơn còn người kia có khả năng đem lại nhiều việc làm hơn thì các cử tri
đánh giá hai người cùng một lúc sẽ bầu cho ứng cử viên chính trực còn các
cử tri đánh giá riêng biệt từng người lại bầu cho ứng cử viên có thể đem lại
nhiều việc làm hơn.
Bằng chứng này cho thấy giá trị của việc đưa ra quyết định chung khi
đánh giá đạo đức thích hợp với những lời khuyên dài hạn rằng bạn nên cân
nhắc tất cả các phương án để quyết định. Đưa một tình huống tiến thoái
lưỡng nan thành một lựa chọn giữa hai phương án – có đạo đức và phi đạo
đức – sẽ có ích cho việc đem “cái tôi nên làm” lên trước, nhấn mạnh sự thật
là nếu ta chọn hành động phi đạo đức thì bạn sẽ không có một hành động
có đạo đức. Sẽ có người đưa ra ý kiến rằng những gợi ý vừa rồi (ví dụ như
suy nghĩ trừu tượng, dùng “phép thử với mẹ” và phân tích lựa chọn như
một sự việc có nhiều hơn một phương án) đòi hỏi phải có nhận thực rằng
một quyết định có cả phần đạo đức. Dĩ nhiên nếu bạn ở trong trường hợp
như vậy thì các gợi ý kia sẽ không cần thiết ngay từ đầu! Việc đưa ra quyết
định thực ra đòi hỏi ta phải cân nhắc tất cả mỗi khi ta phải đưa ra quyết
định quan trọng.