Đánh giá những lựa chọn thiếu đạo đức của bạn một cách chính
xác
Mong muốn được trở thành một con người có đạo đức là một mong
muốn cao cả, thế nhưng oái oăm thay nó lại ngăn cản khả năng đánh giá
chính xác những biểu hiện thiếu đạo đức của bạn và những biểu hiện có
tính đạo đức hơn trong tương lai. Như ta đã bàn trong chương 4 vì chúng ta
muốn tự thấy mình (và muốn cả những người khác cũng thấy mình) là một
con người có đạo đức nên việc tự đánh giá biểu hiện của chúng ta lại bị
nghiêng theo chiều hướng ấy, tức là ta sẽ có xu hướng nghĩ những biểu hiện
thiếu đạo đức của mình là có đạo đức. Không may là xóa bỏ xu hướng này
của bản thân lại khá khó khăn.
Bởi vì việc này rất khó khăn nên chúng ta thường cần có người chỉ ra
và giúp ta sửa những nhận xét tốt đẹp của chính chúng ta về bản thân. Ta sẽ
không tập trung vào hướng ta nên biểu hiện thế nào vì cách này chỉ nhấn
mạnh cơ chế tâm lý dẫn đến những biểu hiện phi đạo đức và những đánh
giá ta tự rút ra từ các biểu hiện ấy.
Ngoài ra ta cũng cần phải phối hợp
nhiều phương pháp nhằm nhớ lại những biểu hiện ấy một cách chính xác.
Việc chỉ rõ cho từng cá nhân rằng sự thiếu chính xác khi đánh giá sẽ ngăn
cản họ nhìn nhận được các hành động của mình sẽ đòi hỏi họ phải xem xét
những lý do khiến cho việc đánh giá bản thân của họ bị sai lệch và có thể
làm giảm ảnh hưởng của sự tự phản ánh không khách quan.
Phản ánh về quyết định cũng là một cách có hiệu quả để làm tăng khả
năng đánh giá hành động bản thân. Những phản ánh này cần phải được đưa
ra ngay lập tức và phải cảnh báo về khả năng người đó sẽ ghi nhớ sai lệch,
đồng thời sẽ cho biết sự phản ánh không khách quan sẽ gây hậu quả gì cho
các quyết định được đưa ra.
Khi thường xuyên xem xét lại những quyết
định của mình với cả sự trợ giúp của một người bạn hoặc một đồng nghiệp
đáng tin cậy đóng vai “nhân vật phản diện” cũng có thể giúp tăng sự chính
xác khi bạn tự đánh giá bản thân. Có thể do đã có cơ chế nhận xét nên việc