thức được đâu là “vùng cấm” mà không có ai muốn liên quan tới. Điều này
cũng phản ánh được những ưu tiên thực sự của một công ty.
Tập trung vào “tiếng nói tổ chức” có thể cho bạn một con đường dẫn
đến các giá trị không chính thức ở nơi làm việc. Việc nhận biết được mọi
người đang bàn về cái gì và không bàn về cái gì cũng có thể dẫn bạn tới các
giá trị mà các nhân viên tin rằng đó chính là sự yêu cầu để được thưởng
trong thực tế và những gì không phải như vậy. Những khẩu hiệu và câu
chuyện gì được nhân viên nhắc đi nhắc lại? Những câu chuyện này đã nhấn
mạnh giá trị gì? Đóng vai trò là một khẩu hiệu của cả công ty, “An toàn
không sinh lợi” đã gửi gắm một thông điệp mạnh mẽ về những điều quan
trọng và không quan trọng trong một công ty. Bằng cách này, thông điệp ấy
đã loại bỏ một số tiêu chuẩn khỏi quá trình đưa ra quyết định của nhân viên
công ty, nhất là lờ đi an toàn của khách hàng trong trường hợp được đem ra
cân nhắc. Ở đây đạo đức trong việc cân nhắc những lợi ích tiềm năng từ
quyết định của một người ảnh hưởng lên lợi ích những người khác đã tách
khỏi quá trình đưa ra quyết định.
Tâm điểm câu chuyện là một bộ máy đặc biệt quyền lực có thể cho các
nhân viên biết về các giá trị không chính thức của công ty. Vậy toàn bộ
công ty có biết về một người nào đó đứng lên lãnh đạo các vấn đề đạo đức
hay không? Ví dụ như một kỹ sư “chọn Iacocca” thay vì Pinto chẳng hạn.
Hay vấn đề ở đây là nhân viên bị những nhà quản lý gạt khỏi cuộc chơi vì
đã nhắc đến một vấn đề đạo đức? Cả hai câu chuyện trên đều thể hiện mạnh
mẽ những giá trị thực sự của một công ty và khiến cho các nhân viên trong
công ty có những niềm tin khác nhau về các biểu hiện đáng được tôn trọng
và các yếu tố khi đưa ra quyết định.
Một khách hàng nổi tiếng của chúng tôi là doanh nghiệp nằm trong
bảng xếp hạng Fortune 50 đã thiết kế một cuốn băng video về bốn câu
chuyện của bốn nhân viên đã qua mặt sếp của mình để giữ không cho công
ty có những hành động vô đạo đức. Mỗi người đều kể câu chuyện của mình