bằng những chi tiết chân thực và nhấn mạnh rằng mình chỉ đang làm những
việc cần thiết để có hành động đạo đức. Video này sau đó được trình chiếu
trong toàn công ty và đến đoạn cuối của video chúng tôi biết được rằng cả
bốn người này hiện nay đều đang giữ những vị trí quan trọng trong công ty
họ. Mặc dù cuốn băng này được thực hiện sau khi đã thông qua những
quyết định chính thức nhưng nó có một hiệu ứng lâu dài và mạnh mẽ bởi
những câu chuyện này đã được nhắc lại nhiều lần ở các kênh thông tin
không chính thức khác.
Để ý đến những chuyện không được nhắc đến trong một công ty cũng
giúp chúng ta biết được những thông tin quý giá về các giá trị không chính
thức trong công ty, giống như ý kiến sau đây của bà Barbara Toffler, một
CỰU NHÂN VIÊN nhân viên của Ar- thur Andersen:
“Đáng lẽ ra
chúng tôi phải là thần hộ mệnh cho niềm tin của công chúng nhưng chưa
từng có ai nhắc đến vấn đề này. Mọi người lúc nào cũng chỉ nói về việc làm
thế nào để kiếm tiền.” Tương tự như vậy, một kỹ sư giấu tên của Ford đã kể
một câu chuyện về an toàn bình gas ở công ty ô tô. Câu chuyện này đã
được đưa vào cuốn sách Vụ Ford Pinto của Douglas Birsch và John
H.Fielder. Cuốn sách đã cung cấp cho ta những biểu hiện bắt buộc của sự
an toàn khi cân nhắc “mức độ phổ biến” của một vấn đề nào đó và mối
quan hệ của nó với những giá trị của công ty:
Lou Tubben là một trong những kỹ sư nổi tiếng nhất của Ford. Ông là
người thân thiện và dễ gần và thật lòng quan tâm tới vấn đề an toàn. Kể từ
năm 1971 ông đã rất chú ý tới sự an toàn của các bình gas và đã xin phép
lãnh đạo của mình cho ông thuyết trình về cách thiết kế bình gas an toàn
hơn. Tubben và người lãnh đạo đó đã làm việc với Pinto và trình bày mối
quan tâm về an toàn của mình. Lãnh đạo của ông đã cho phép ông tiến
hành và đã lên lịch để ông thuyết trình, buổi thuyết trình mời tất cả những
kỹ sư của công ty và các đơn vị sản xuất quan trọng tới. Khi buổi gặp mặt
diễn ra, chỉ có hai người có mặt, đó là Lou Tubben và vị lãnh đạo.