cải cách chính trị (và các chính trị gia theo đuổi những cải cách này) có thể
kiềm chế ảnh hưởng thái quá của các nhóm lợi ích riêng. Những đề xuất về
tài chính công cho các chiến dịch vận động đáng được chúng ta thực sự chú
ý và những chính trị gia ủng hộ tài chính công cũng cần chúng ta giúp sức.
Chúng ta cũng có thể ủng hộ ý tưởng được đề xuất trong cuốn sách
này giúp những chính trị gia có thiện chí tổng hợp và thực hiện các kế
hoạch có thể thúc đẩy xã hội phát triển có hiệu quả và có đạo đức hơn.
Trong những vấn đề này, gần đây, các nhà tâm lý học và các nhà kinh tế
học bắt đầu phát triển một chiến lược mới về việc đối đầu với sự thiếu hoàn
hảo khi đánh giá con người. Bắt nguồn từ hiểu biết rằng con người hành
động theo các hướng dễ đoán trước và bất hợp lý, các lý thuyết trên đã xây
dựng nên các lựa chọn tối ưu cho việc đưa ra quyết định khách quan. Kết
quả là các cải thiện và những quyết định có đạo đức hơn. Trong cuốn sách
quan trọng Cú huých, hai tác giả Richard Thaler và Cass Sunstein đã hối
thúc những học giả và những nhân vật quan trọng trong các công ty trong
mọi lĩnh vực lập nên những cách thức thiết kế môi trường chọn lựa tài tình
nhằm tránh những cạm bẫy mang tính hệ thống khi hành động. Chiến lược
này có thể được sử dụng trong toàn xã hội để thúc đẩy các quyết định có
đạo đức và thông minh hơn. Ở đây chúng tôi đưa ra vài gợi ý về một số
khái niệm tâm lý trong suốt cuốn sách này có thể được sử dụng để dẫn dắt
công chúng đến các hành động có đạo đức hơn.
Thay đổi những điểm cố định
Ở chương 1, chúng tôi đã nhắc đến nghiên cứu quyên góp nội tạng ở
Châu Âu của Johnson và Goldstein. Nghiên cứu này cho thấy những điểm
cố định trong chính sách có ảnh hưởng to lớn tới quyết định của người dân.
Cụ thể là những quốc gia có chính sách quyên góp nội tạng cần phải có
được sự đồng ý của người tặng tức là chính sách quy định không được khai
thác nội tạng của con người khi không được họ cho phép trước đã mất đi
hàng ngàn mạng sống so với các quốc gia có chính sách khai thác nội tạng