với chủ trương không cần hỏi ý kiến trước khi thực hiện. Có thể các bạn
vẫn nhớ rằng các quốc gia với chính sách có sự đồng ý của người tặng có
chỉ số đồng ý hiến tặng nội tạng ở mức 4,3 đến 27,5%, trong khi ở những
quốc gia không cần có sự đồng ý thì chỉ số này ở mức 85,9 đến 99,9%. Ở
Mỹ, chính sách đồng ý hiến tặng dẫn đến chỉ số hiến tạng thấp và những
thương vong không nhất thiết, sự thiếu hụt nhận thức về sức mạnh của yếu
tố cố định trong chính sách đem lại hệ quả là hầu hết nhân dân có thể sẽ
hành động phi đạo đức. Hiểu biết về ảnh hưởng những quy định này trong
chính sách có thể làm tăng mạnh mẽ số lượng hiến tạng mà không thay đổi
các lựa chọn của người dân. Thật vậy, Thaler và Sunstein đã đưa ra nhiều
bằng chứng hùng hồn về sức mạnh thúc đẩy người dân đến những hành
động khôn ngoan hơn bằng cách thay đổi các yếu tố cố định.
Các yếu tố cố định không chỉ quan trọng mà chúng còn mang ý nghĩa
chiến lược hơn những gì ta nghĩ. Việc cài đặt cố định những thiết bị điện
trong nhà như điều hòa, tủ lạnh và máy tính có thể đều được thực hiện theo
luật để chủ hộ không phải cài đặt nhiều nhưng vẫn mang lại từng ấy chức
năng và máy in có thể được cài đặt một chế độ in cố định với chi phí thấp
hơn, lượng mực sử dụng ít hơn. Những quy định như vậy có thể được thực
hiện mà không cần phải hạn chế lựa chọn của bất kỳ ai, hướng họ đến
những hành động tốt đẹp và có đạo đức hơn và trong hầu hết các trường
hợp thì sẽ khiến người tiêu dùng tiết kiệm chi phí hơn.
Thiết kế thông tin nhằm tìm thấy được lợi ích có thể đánh đổi
Khi nhắc đến việc thúc đẩy những hành động có đạo đức, cách thức
chính phủ giao tiếp với nhân dân như thế nào cũng sẽ làm nên sự khác biệt.
Hầu hết người dân đều đồng ý rằng xã hội chúng ta sẽ có đạo đức hơn nếu
ta tiêu thụ ít năng lượng hơn. Nhưng mặc dù gần như mọi người đều trân
trọng hiệu quả của năng lượng thì chúng ta lại không thích đóng thuế và trả
tiền gas cao hơn. Tệ hơn nữa, hiệu quả năng lượng có thể khó mà đo lường
và hiểu hết được. Trong thập niên 70 của thế kỷ XX, Cơ quan bảo vệ năng